Bạo lực kinh tế là gì? Mức phạt hành vi bạo lực về kinh tế?

Bài viết Bạo lực kinh tế là gì? Mức phạt hành vi bạo lực về kinh tế? được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

    1. Bạo lực kinh tế là gì? 

    Bạo lực thường được hiểu theo góc độ chính trị học. Tuy nhiên, bạo lực không chỉ được hiểu bó hẹp theo chuyên ngành chính trị học mà được định nghĩa như sau: Bạo lực là việc đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát.  

    Theo như Liên Hợp quốc, thì bạo lực gia đình được định nghĩa là: Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến, những tồn tại về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của người phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, rồi nó xảy ra nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư. Dưới góc độ luật pháp, thì pháp luật Việt Nam ghi nhận bạo lực gia đình là hành vi cố ý (biết hành vi của mình là trái pháp luật và nhận thức rõ được hậu quả nhưng vẫn để mặc, hoặc mong muốn cho hậu quả đó xảy ra) của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần hoặc kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. Theo đó thì bạo lực gia đình được thể hiện qua những hình thức như sau:

    – Bạo lực về thể chất: bao gồm những hành vi bạo lực mà người gây ra bạo lực thường sử dụng sức mạnh cơ bắp (tay chân …) hoặc công cụ, thậm chí là cả vũ khí gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn;

    – Bạo lực tinh thần, bao gồm những hành vi nhầm hành hạ tâm lý và những lời nói sỉ nhục, đe dọa hoặc lãng quên, bỏ rơi người thân không quan tâm;

    – Bạo lực về kinh tế: bao gồm các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các hành động để phụ nữ phụ thuộc về tài chính, bạo lực về kinh tế thường được thực hiện qua các hành vi như cần hỗ trợ về tài chính và ngăn cản nạn nhân có một nghề nghiệp hoặc công việc hợp pháp, Tước đoạt hoặc đe dọa tước đoạt các nguồn tài chính về quyền sử dụng hoặc thừa hưởng của vợ chồng, cộng đồng và quyền sở hữu tài sản chung, phá hủy tài sản trong gia đình …;

    – Bạo lực tình dục: gồm các hành vi như cửa nghe quan hệ tình dục vật ngăn chặn sử dụng các biện pháp phòng tránh thai hay ép buộc mang thai, phá thai theo ý muốn của người chồng …

    Như vậy đối với câu hỏi, bạo lực kinh tế là gì? Thì bạo lực kinh tế là một dạng của bạo lực gia đình, nó nằm trong khuôn khổ của khái niệm bạo lực gia đình. Theo quy định tại Điều 3 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 hiện hành thì bạo lực về kinh tế bao gồm những hành vi cơ bản sau:

    – Chiếm đoạt hoặc hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của các thành viên khác trong gia đình;

    – Cưỡng ép các thành viên trong gia đình phải học tập hoặc lao động quá sức mình, cưỡng ép các thành viên đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ cũng như kiểm soát tài sản và thu nhập của các thành viên trong gia đình nhằm mục đích tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất và lệ thuộc về mặt tinh thần, thậm chí là lệ thuộc về các mặt khác trái với quy định của pháp luật.

    Theo đó thì có thể thấy, bên cạnh việc bạo lực về tình dục và bạo lực về thể chất tinh thần, thì bạo lực về kinh tế cũng được xem là một dạng của bạo lực gia đình. Do đó bạo lực kinh tế bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo tính chất cũng như hậu quả khác nhau mà các chủ thể thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.

    2. Mức phạt đối với hành vi bạo lực về kinh tế được ghi nhận như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, thì có thể thấy mức phạt đối với hành vi bạo lực về kinh tế được quy định cụ thể như sau:

    Chủ thể có hành vi bạo lực về kinh tế theo như phân tích ở trên thì sẽ bị phạt với mức tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, mức phạt này được đánh giá là phù hợp bởi vấn đề bạo lực về kinh tế là một vấn đề phổ biến và cấp bách trong xã hội cần được giải quyết, bạo lực về kinh tế kéo theo những hậu quả và rủi ro không đáng có. Cụ thể thì mức phạt đối với hành vi bạo lực về kinh tế sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    – Có hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của các thành viên trong gia đình;

    – Có hành vi ép buộc các thành viên trong gia đình lao động quá sức mình hoặc làm các công việc nặng nhọc và nguy hiểm, ép buộc các chủ thể tiếp xúc với các chất độc hại hoặc làm việc trong những môi trường không phù hợp với sức khỏe, làm những công việc trái với quy định của pháp luật về lao động;

    – Thực hiện các hoạt động ép buộc các thành viên trong gia đình đi xin ăn hoặc lang thang để kiếm sống, chiếm đoạt tài sản để buộc họ phải lệ thuộc về mặt vật chất và cả tinh thần.

    3. Người bị bạo lực về kinh tế có được yêu cầu bồi thường hay không?

    Căn cứ theo quy định của pháp luật cụ thể là tại Điều 9 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 có ghi nhận về vấn đề bồi thường khi bị bạo lực về kinh tế như sau:

    – Người bị bạo lực gia đình, trong đó bao gồm cả khía cạnh bạo lực về kinh tế sẽ có các quyền và trách nhiệm sau đây:

    Xem thêm  Mức trợ cấp chuẩn, ưu đãi đối với người có công với cách mạng

    – Yêu cầu các chủ thể có thẩm quyền tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng, danh dự và nhân phẩm, yêu cầu bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến hành vi bạo lực gia đình, trong đó bao gồm cả hoạt động bạo lực về kinh tế;

    – Yêu cầu các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền sẽ phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn kịp thời để tiến hành bảo vệ và hỗ trợ theo quy định của pháp luật;

    – Được quyền bố trí những nơi tạm lánh và giữ gìn bí mật về nơi tạm lánh cũng như đời sống riêng tư và các bí mật cá nhân cũng như bí mật liên quan đến gia đình để bảo vệ quyền lợi và tránh những rủi ro không đáng có;

    – Có quyền cung cấp các dịch vụ y tế cũng như tư vấn tâm lý để ổn định tinh thần sau quá trình bị bạo lực về kinh tế, cung cấp các kỹ năng để ứng phó với tệ nạn bạo lực gia đình trong đó có cả bạo lực về mặt kinh tế, có sự trợ giúp về mặt pháp lý và trợ giúp xã hội theo đúng quy định của pháp luật;

    – Yêu cầu người có hành vi bạo lực về kinh tế khắc phục hậu quả và bồi thường khi có tổn hại về sức khỏe và danh dự, nhân phẩm cũng như thiệt hại về tài sản theo đúng quy định của pháp luật về bồi thường dân sự;

    – Được thông tin về các quyền và nghĩa vụ có liên quan trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình trước hành vi bạo lực về kinh tế, có quyền khiếu nại và tố cáo cũng như khởi kiện đối với những hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Ngoài ra thì những người bị bạo lực về gia đình, trong đó có bạo lực về kinh tế còn có các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. 

    Như vậy theo phân tích ở trên thì có thể thấy, các chủ thể bị bạo lực về kinh tế có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực về kinh tế bồi thường những tổn hại về sức khỏe, danh dự nhân phẩm và cả thiệt hại về tài sản theo đúng quy định của pháp luật về bồi thường dân sự, dựa trên thiệt hại thực tế xảy ra. Tức là khi có xảy ra thiệt hại thì người bị bạo lực có thể yêu cầu người có hành vi vi phạm tiến hành bồi thường thiệt hại đúng với thiệt hại thực tế xảy ra. Mức bồi thường có thể do các bên thỏa thuận, nếu Như không thỏa thuận được thì sẽ áp dụng quy định của pháp luật. Cụ thể là căn cứ tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự năm 2015, có ghi nhận như sau:

    Thứ nhất, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    – Các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa bệnh và phục hồi sức khỏe cũng như phục hồi các chức năng bị mất và bị giảm sút của người bị thiệt hại về sức khỏe;

    – Các thu nhập thực tế bị mất trong quá trình người bị thiệt hại phải chữa trị và phục hồi chức năng;

    – Các chi phí hợp lý cũng như phần thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại và người chăm sóc người bị thiệt hại trong suốt thời gian điều trị, ngoài ra còn bao gồm các thiệt hại khác nếu như các bên có thỏa thuận được hoặc pháp luật có quy định khác. 

    Thứ hai, người gây ra thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt sức khỏe cho người bị thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp về mặt tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận và nếu Như không thỏa thuận được thì mức tối đa theo quy định của pháp luật là không quá 50 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện tại được xác định là 1.8 triệu đồng.

    4. Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực về kinh tế: 

    Thứ nhất, nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực về kinh tế đó là do người chồng vướng phải những tệ nạn xã hội, đặc biệt là nghiện rượu. Rượu không chỉ độc cho gan cho phổi mà còn rất độc đối với hệ thần kinh trung ương và làm hủy hoại tế bào não, làm biến đổi tư cách con người. Người say rượu không ý thức được hành vi của mình, những người say rượu thường gây bạo lực đối với các thành viên trong gia đình, trong đó có cả bạo lực về kinh tế.

    Thứ hai, nguyên nhân tiếp theo phải kể đến đó là do kinh tế quá khó khăn. Không thể coi nghèo đói là yếu tố gây ra bạo lực gia đình bởi vì có nhiều cặp vợ chồng quanh năm nghèo đói nhưng vẫn sống rất hòa thuận và hạnh phúc. Tuy nhiên kinh tế khó khăn, sự đói nghèo và bạo lực gia đình là hai mặt của một vấn đề. trong nhiều trường hợp do sự khó khăn nên đã không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu của các thành viên trong gia đình. Những khó khăn vất vả trong việc kiếm tiền đè nặng lên cuộc sống gia đình gây nên những bực dọc khiến cho các mối quan hệ trong gia đình thì còn căng thẳng và gieo mầm móng cho sự bạo lực gia đình. Sự nghèo đói làm bài sinh quá trình bạo lực và ngược lại, chính sự bạo lực lại tăng thêm sự nghèo đói. Sự căng thẳng thường xuyên trong gia đình gây sức ép nặng nè làm các thành viên gia đình không thể yên tâm lao động và học tập, hoặc thậm chí là đã ép họ đến những con đường lao động nặng nhọc. Nhiều người chồng vũ phu còn đập phá đồ đạc làm tổn thất đến kinh tế của gia đình.

    Thứ ba, ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân khác như sự chênh lệch giữa thu nhập của vợ và chồng, do người vợ cố chấp và không có tính nhẫn nhịn, do các hành vi khác như ngoại tình, có sự xuất hiện của người thứ ba … tất cả đều có thể tìm ẩn những nguy cơ gây nên vấn nạn bạo lực gia đình, trong đó có cả khía cạnh bạo lực về kinh tế.

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

    – Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022;

    – Bộ luật Dân sự năm 2015;

    – Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. 

      Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi

      CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI

      Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

      Hotline: 0971106895

      Nguồn: https://luatduonggia.vn/bao-luc-kinh-te-la-gi-muc-phat-hanh-vi-bao-luc-ve-kinh-te/

      097.110.6895
      097.110.6895