Công ty không còn khả năng kinh tế, phải làm như thế nào?

Bài viết Công ty không còn khả năng kinh tế, phải làm như thế nào? được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

    1. Công ty không còn khả năng kinh tế, phải làm như thế nào?

    1.1. Các dấu hiệu khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán: 

    Công ty không còn khả năng kinh tế và mất khả năng thanh toán đã trở thành một vấn đề không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Pháp luật về phá sản cũng đã quy định rõ về vấn đề này. Luật phá sản năm 2014 hiện hành chỉ áp dụng đối với các chủ thể là doanh nghiệp và hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục thành lập. Như vậy thì có thể thấy, các doanh nghiệp đã không còn xuất hiện hiện tượng phân biệt hình thức sở hữu, mà tất cả các hình thức sở hữu thì đều có thể bị tuyên bố phá sản khi rơi vào các trường hợp luật định hoặc thậm chí là khi các chủ thể tự đánh giá rằng mình không còn khả năng để tiếp tục hoạt động doanh nghiệp đó. Tuy nhiên thì không phải mọi doanh nghiệp đều là đối tượng áp dụng của pháp luật phá sản, mà chỉ những doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì mới thuộc đối tượng áp dụng của luật này. Cụ thể căn cứ tại Điều 4 của Luật Phá sản năm 2014 có quy định rằng: các chủ thể là doanh nghiệp và hợp tác xã mất khả năng kinh tế là khái niệm để chỉ các doanh nghiệp và hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã không còn đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ trong khoảng thời gian luật định đó là 03 tháng được tính kể từ ngày đến hạn thanh toán theo như thỏa thuận của các bên, vì thế theo quy định này thì doanh nghiệp sẽ mất khả năng về kinh tế nếu như các doanh nghiệp đó xuất hiện các dấu hiệu cơ bản sau:

    Thứ nhất, các chủ thể là doanh nghiệp có các khoản nợ đến hạn tuy nhiên doanh nghiệp đó lại không thể thanh toán được các khoản nợ này, và các khoản nợ này phải là các khoản nợ mà không có bảo đảm hoặc các khoản nợ có bảo đảm một phần. Như vậy nếu các khoản nợ đến hạn mà các chủ thể là doanh nghiệp không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình thì đây được coi là một trong những dấu hiệu của việc doanh nghiệp đang mất khả năng thanh toán.

    Thứ hai, khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp đó không còn tài sản để trả nợ, mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ tuy nhiên doanh nghiệp đó đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng hạn do các bên đã thỏa thuận cho chủ nợ khi các khoản nợ đó không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng chỉ là bảo đảm một phần khoản nợ.

    Thứ ba, pháp luật hiện nay cũng không có quy định rõ ràng một mức khoản nợ nhất định, tức là khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán với một khoản nợ nhất định thì mới được coi là không còn khả năng kinh tế. Do đó không thể căn cứ vào khoản nợ ít hay nhiều để tiến hành xác định một doanh nghiệp mất khả năng kinh tế. Do đó để xác định một chủ thể không còn khả năng kinh tế thì sẽ căn cứ vào thời điểm trả nợ mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Cụ thể pháp luật hiện nay quy định về khoản thời hạn này là 03 tháng được tính kể từ ngày đến hạn thanh toán. Ngoài ra thì khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán được xác định là các khoản nợ mà chủ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.

    1.2. Công ty không còn khả năng kinh tế, phải làm như thế nào?

    Như đã phân tích ở trên, thì các công ty có thể rơi vào tình trạng không còn khả năng về kinh tế do nhiều nguyên nhân và nhiều lý do khác nhau, có thể là chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên về bản chất thì vào thời điểm đó, công ty đã không còn khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo đúng thời hạn do các bên đã thỏa thuận. Vì thế nếu xét thấy công ty không còn khả năng về kinh tế thì các chủ thể này nên nhanh chóng làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh theo phương thức giải thể hoặc phá sản, phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu như các công ty hoàn thành được hết tất cả các cái vụ của mình thì sẽ đảm bảo rằng không vướng phải vấn đề pháp lý và sẽ không bị truy cứu trách nhiệm tùy theo tính chất và mức độ khác nhau. Còn nếu Như không còn khả năng về kinh tế nữa thì các doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục phá sản theo quy định tại Luật Phá sản năm 2014 hoặc thủ tục giải thể theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2022. Nhìn chung thì thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:

    Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu mở thủ tục phá sản sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản theo đúng trình tự do pháp luật quy định.

    Bước 2: Tòa án tiến hành nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các chủ thể có nhu cầu. Sau đó thì tòa án sẽ tiến hành xem xét đơn, nếu xét thấy đầy đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật thì sẽ thông báo cho các chủ thể về việc nộp lệ phí và tạm ứng án phí phá sản. Nếu như xét, hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu sửa đổi và bổ sung, cũng như hướng dẫn các chủ thể bổ sung sao cho phù hợp. Nếu như đã nhận được yêu cầu bổ sung những người nộp đơn vẫn không yêu cầu hoặc từ chối sửa đơn thì tòa án sẽ trả lại đơn theo quy định.

    Bước 3: Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi bên có nhu cầu đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và có biên lai nộp lệ phí phá sản cũng như biên lai nộp phạt ứng chi phí phá sản theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó thì tòa án sẽ ra quyết định mở ngoặc không mở thủ tục phá sản. Đối với trường hợp mở thủ tục phá sản, thì tòa án sẽ gửi thông báo đến những người có liên quan. Trong quá trình giải quyết thì các chủ thể có thể yêu cầu tòa án cấp có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu hoặc tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng … Đặc biệt rằng có ám sát kiểm kê lại các tài sản và lập danh sách các chủ nợ … 

    Bước 4: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Trong trường hợp xét thấy doanh nghiệp không còn thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc đã hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng mà các doanh nghiệp này vẫn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó sẽ tiến hành thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, tiến hành các hoạt động thanh lý tài sản phá sản và phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp đối với các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

    2. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán có chắc chắn bị phá sản hay không?

    Theo quy định tại Điều 4 của Luật Phá sản 2014 hiện nay, thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Do đó, nếu như công ty mới chỉ đến hạn thanh toán mà chưa trả được nợ, chứ không phải đã quá hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán, thì vẫn chưa bị coi là mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, khi công ty đã thỏa mãn điều kiện trên thì chủ nợ, người lao động hoặc chính người đại diện, chủ sở hữu công ty có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

    Mặc dù vậy, không phải công ty cứ mất khả năng thanh toán thì công ty đó sẽ bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 37 Luật Phá sản năm 2014 thì sau khi Tòa án nhận đơn yêu cầu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và chủ nợ có quyền thương lượng với nhau. Nếu việc thương lượng thành công và thỏa thuận được với nhau về việc rút đơn thì khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ tiến hành trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tức là hiện tượng phá sản của công ty sẽ không xảy ra.

    Ngoài ra, thì sau khi mở thủ tục phá sản, các chủ thể là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán vẫn có thể xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Nếu phương án này được Hội nghị chủ nợ thông qua, thì doanh nghiệp sẽ có thời hạn để thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, cụ thể như sau: Thời hạn để các chủ thể là doanh nghiệp tiến hành thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình sẽ tuân thủ theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Riêng đối với trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03 năm, được tính kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

    Xem thêm  Mẫu quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt (25/QĐ-TĐCQĐXP)

    Như vậy, theo đó thì nếu hết thời hạn này mà doanh nghiệp phục hồi được hoạt động kinh doanh thì khi đó doanh nghiệp vẫn sẽ không bị coi là mất khả năng thanh toán nữa. Trong trường hợp doanh nghiệp không thể phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn nêu trên thì cơ quan nhà nước đó là Tòa án sẽ tiến hành thủ tục tuyên bố phá sản. 

    3. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mở thủ tục phá sản thì có phải làm kiểm toán báo cáo tài chính hay không?

    Tại Điều 28 Luật Phá sản năm 2014 hiện nay có quy định các tài liệu phải kèm theo trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán như sau:

    – Báo cáo tài chính của các chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã trong 03 năm gần nhất phù hợp với quy định của pháp luật.Trường hợp các chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trong toàn bộ thời gian hoạt động;

    – Bản trình bày về nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;

    – Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của các chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã;

    – Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ các thông tin cơ bản như: tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;

    – Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp;

    – Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).

    Theo đó, báo cáo tài chính của doanh nghiệp là được xác định là loại giấy tờ bắt buộc phải có kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cho nên để có thể được phá sản doanh nghiệp thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải có báo cáo tài chính.

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

    – Luật Doanh nghiệp năm 2022;

    – Luật Phá sản năm 2014. 

      Công ty không còn khả năng kinh tế và mất khả năng thanh toán đã trở thành một vấn đề không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Pháp luật về phá sản cũng đã quy định rõ về vấn đề này. Luật phá sản năm 2014 hiện hành chỉ áp dụng đối với các chủ thể là doanh nghiệp và hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật về trình tự và thủ tục thành lập. Như vậy thì có thể thấy, các doanh nghiệp đã không còn xuất hiện hiện tượng phân biệt hình thức sở hữu, mà tất cả các hình thức sở hữu thì đều có thể bị tuyên bố phá sản khi rơi vào các trường hợp luật định hoặc thậm chí là khi các chủ thể tự đánh giá rằng mình không còn khả năng để tiếp tục hoạt động doanh nghiệp đó. Tuy nhiên thì không phải mọi doanh nghiệp đều là đối tượng áp dụng của pháp luật phá sản, mà chỉ những doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì mới thuộc đối tượng áp dụng của luật này. Cụ thể căn cứ tại Điều 4 của Luật Phá sản năm 2014 có quy định rằng: các chủ thể là doanh nghiệp và hợp tác xã mất khả năng kinh tế là khái niệm để chỉ các doanh nghiệp và hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã không còn đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ trong khoảng thời gian luật định đó là 03 tháng được tính kể từ ngày đến hạn thanh toán theo như thỏa thuận của các bên, vì thế theo quy định này thì doanh nghiệp sẽ mất khả năng về kinh tế nếu như các doanh nghiệp đó xuất hiện các dấu hiệu cơ bản sau:

      Thứ nhất, các chủ thể là doanh nghiệp có các khoản nợ đến hạn tuy nhiên doanh nghiệp đó lại không thể thanh toán được các khoản nợ này, và các khoản nợ này phải là các khoản nợ mà không có bảo đảm hoặc các khoản nợ có bảo đảm một phần. Như vậy nếu các khoản nợ đến hạn mà các chủ thể là doanh nghiệp không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình thì đây được coi là một trong những dấu hiệu của việc doanh nghiệp đang mất khả năng thanh toán.

      Thứ hai, khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp đó không còn tài sản để trả nợ, mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ tuy nhiên doanh nghiệp đó đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng hạn do các bên đã thỏa thuận cho chủ nợ khi các khoản nợ đó không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng chỉ là bảo đảm một phần khoản nợ.

      Thứ ba, pháp luật hiện nay cũng không có quy định rõ ràng một mức khoản nợ nhất định, tức là khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán với một khoản nợ nhất định thì mới được coi là không còn khả năng kinh tế. Do đó không thể căn cứ vào khoản nợ ít hay nhiều để tiến hành xác định một doanh nghiệp mất khả năng kinh tế. Do đó để xác định một chủ thể không còn khả năng kinh tế thì sẽ căn cứ vào thời điểm trả nợ mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Cụ thể pháp luật hiện nay quy định về khoản thời hạn này là 03 tháng được tính kể từ ngày đến hạn thanh toán. Ngoài ra thì khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán được xác định là các khoản nợ mà chủ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.

      1.2. Công ty không còn khả năng kinh tế, phải làm như thế nào?

      Như đã phân tích ở trên, thì các công ty có thể rơi vào tình trạng không còn khả năng về kinh tế do nhiều nguyên nhân và nhiều lý do khác nhau, có thể là chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên về bản chất thì vào thời điểm đó, công ty đã không còn khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo đúng thời hạn do các bên đã thỏa thuận. Vì thế nếu xét thấy công ty không còn khả năng về kinh tế thì các chủ thể này nên nhanh chóng làm thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh theo phương thức giải thể hoặc phá sản, phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu như các công ty hoàn thành được hết tất cả các cái vụ của mình thì sẽ đảm bảo rằng không vướng phải vấn đề pháp lý và sẽ không bị truy cứu trách nhiệm tùy theo tính chất và mức độ khác nhau. Còn nếu Như không còn khả năng về kinh tế nữa thì các doanh nghiệp cần phải tiến hành thủ tục phá sản theo quy định tại Luật Phá sản năm 2014 hoặc thủ tục giải thể theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2022. Nhìn chung thì thủ tục phá sản doanh nghiệp sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:

      Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu mở thủ tục phá sản sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản theo đúng trình tự do pháp luật quy định.

      Bước 2: Tòa án tiến hành nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các chủ thể có nhu cầu. Sau đó thì tòa án sẽ tiến hành xem xét đơn, nếu xét thấy đầy đủ các giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật thì sẽ thông báo cho các chủ thể về việc nộp lệ phí và tạm ứng án phí phá sản. Nếu như xét, hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu sửa đổi và bổ sung, cũng như hướng dẫn các chủ thể bổ sung sao cho phù hợp. Nếu như đã nhận được yêu cầu bổ sung những người nộp đơn vẫn không yêu cầu hoặc từ chối sửa đơn thì tòa án sẽ trả lại đơn theo quy định.

      Bước 3: Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi bên có nhu cầu đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và có biên lai nộp lệ phí phá sản cũng như biên lai nộp phạt ứng chi phí phá sản theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó thì tòa án sẽ ra quyết định mở ngoặc không mở thủ tục phá sản. Đối với trường hợp mở thủ tục phá sản, thì tòa án sẽ gửi thông báo đến những người có liên quan. Trong quá trình giải quyết thì các chủ thể có thể yêu cầu tòa án cấp có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu hoặc tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng … Đặc biệt rằng có ám sát kiểm kê lại các tài sản và lập danh sách các chủ nợ … 

      Bước 4: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Trong trường hợp xét thấy doanh nghiệp không còn thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc đã hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng mà các doanh nghiệp này vẫn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó sẽ tiến hành thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản, tiến hành các hoạt động thanh lý tài sản phá sản và phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp đối với các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

      Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi

      CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI

      Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

      Hotline: 0971106895

      Nguồn: https://luatduonggia.vn/cong-ty-khong-con-kha-nang-kinh-te-phai-lam-nhu-the-nao/

      097.110.6895
      097.110.6895