Bài viết Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (185/CQĐT) chi tiết nhất được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
1. Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là gì?
Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là mẫu đề nghị được lập ra khi có đề nghị với Viện kiểm sát về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh nêu rõ quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, thông tin của người được đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ( họ tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, nơi cư trú, tình trạng sức khỏe…) kết luận giám định, nội dung của đơn đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là mẫu được dùng để đề nghị về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, dựa vào kết luận giám định để ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hay không, nếu trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền không áp dung biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì phải nêu rõ lý do.
2. Mẫu đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________
…………………………
…………………………
________________
Số:….
…………, ngày ……… tháng ………. năm……..
ĐỀ NGHỊ
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH
Kính gửi: Viện kiểm sát………………..(1) Cơ quan ……đang thụ lý điều tra vụ án theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số: ……. ngày ……….tháng …….. năm… của ….và
Quyết định khởi tố bị can số: ……… ngày …….. tháng……… năm…. của… đối với: (2)
Họ tên: …….. Giới tính:
Tên gọi khác:
Sinh ngày………….tháng ……….. năm ……………tại:
Quốc tịch:…………….; Dân tộc:..; Tôn giáo:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày………… tháng ………. năm ……………….. Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Do nghi ngờ bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự, Cơ quan đã có Quyết định trưng cầu giám định số:……. ngày ………..tháng ……. năm…(3)
Kết luận giám định số:….. ngày……… tháng ……… năm…….. của ……như sau:…. (4)
Căn cứ Điều 447 và Điều 449 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan đề nghị Viện kiểm sát áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với: ….
Nơi nhận:
– VKS……….
– Hồ sơ 02 bản.
…………………
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu đề nghị áp dụng biện pháp áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
(1): Điền nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền thông tin về người được đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh( họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, dân tộc, nghề nghiệp, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp…)
(3): Điền quyết định trưng cầu giám định
(4): Điền kết luận giám định.
4. Quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh:
– Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần Viện kiểm sát hoặc Tòa án, có thể ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, hoặc chủ thể sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Pháp luật cũng quy định về điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, được quy định cụ thể tại Điều 447 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
” Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1. Khi có căn cứ cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.”
Như vậy, khi có những căn cứ về việc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần tuỳ vào từng giai đoạn tố tụng. Theo đó, người không đủ năng lực hành vi dân sự được quy định là ” Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.” Do đó, trong từng giai đoạn tố tụng nếu nhận thấy người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà đang mắc bệnh những bệnh tâm thần hoặc mắc một bệnh nào khác mà làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình, thì trong những trường hợp này cơ quan điều tra, cơ quan Toà án, Viện kiểm sát phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Và nhờ vào kết luận giám định pháp y tâm thần, căn cứ vào đó mà Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố. Trong giai đoạn xét xử và thi hành án thì cơ quan Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
– Trong giai đoạn điều tra thì khi Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y tâm thần mà kết quả giám định xác định bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Cơ quan điều tra gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét, quyết định. Trong trường hợp khi Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra cùng kết luận giám định, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với bị can hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy chưa đủ căn cứ để quyết định.
– Bên cạnh đó, pháp luật cũng định về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đang chấp hành án phạt tù, cụ thể được quy định tại Điều 452 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
” Điều 452. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đang chấp hành án phạt tù
1. Trường hợp có căn cứ cho rằng người đang chấp hành án phạt tù mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì Trại giam, Trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần.
2. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án đang chấp hành án phạt tù ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành án phạt tù nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạt tù.”
Theo đó, nếu trong trường hợp người đang chấp hành án phạt tù mắc các bệnh tâm thần và những bệnh này dẫn đến việc làm cho người đó mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, khi nhận thấy người đang chấp hành án phạt tù có những dấu hiệu và có căn cứ về việc này thì Trại giam, Trại tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh gửi đề nghị trưng cầu giám định pháp y tâm thần đến Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu tại nơi người bị kết án chấp hành án phạt tù. Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành trưng cầu giám định pháp y tâm thần theo đúng trình tự, thủ tục. Kết quả của kết luận giám định pháp y tâm thần sẽ là căn cứ để Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Toà án nhân dân quân sự cấp quân khu nơi người bị kết án đang chấp hành án phạt tù ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành án đối với người đang chấp hành án và để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Khi người đang chấp hành án phạt tù mà phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì sau khi khỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành án phạt tù nếu không có lý do để miễn chấp hành hình phạt tù. Có thể thấy, việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh là một trong những chế định nhằm đảm bảo về sức khoẻ của người đang chấp hành án phạt tù, tuy nhiên sau khi khỏi bệnh, kết thúc thời gian áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì người đó vẫn phải tiếp tục chấp hành án theo như bản án, quyết định của Toà án đã tuyên.
– Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi
CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI
Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0971106895
Nguồn: https://luatduonggia.vn/mau-de-nghi-ap-dung-bien-phap-bat-buoc-chua-benh-185-cqdt-chi-tiet-nhat/