Bài viết Mẫu đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn (47/CQĐT) chi tiết nhất được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
1. Mẫu đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn (47/CQĐT) là gì?
Trong việc đưa ra quyết định điều tra, xử phạt ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với người phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội thì Bộ luật hình sự đã quy định về biện pháp ngăn chặn bởi lẽ biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là những quan hệ mang tính cưỡng chế bắt buộc, một bên là Cơ quan tiến hành tố tụng gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có quyền ra lệnh và một bên là người bị buộc tội là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có nghĩa vụ phải thi hành. Theo đó, biện pháp ngăn chặn là biện pháp để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Biện pháp ngăn chặn được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự gồm: bắt người, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.
Mẫu đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn (47/CQĐT) là mẫu đề nghị được cơ quan có thẩm quyền khi xét thấy có căn cứ trong vụ án cần thay thế biện phạm ngăn chặn đề nghị lên Viện kiểm sát để được thay thế, áp dụng biện pháp ngăn chặn khác đối với người phạm tội theo quy định của pháp luật hiện hành.
Việc áp dụng đúng các biện pháp ngăn chặn kịp thời giúp cơ quan hành thi án điều tra, xác minh vụ án được dễ dàng hơn, chính vì vậy khi xét thấy cần sử dụng biện pháp ngăn chặn hoặc cần thay thế biện pháp ngăn chặn thì cơ quan lập mẫu đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn (47/CQĐT) với mục đích để yêu cầu cơ quan Viện kiểm sát thay thế biện pháp ngăn chặn cần thiết hơn theo căn cứ trong vụ án.
2. Mẫu đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn (47/CQĐT):
Nội dung cơ bản của mẫu đơn đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn như sau:
TÊN CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ
Số: …….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày…… tháng…… năm……..
ĐỀ NGHỊ THAY THẾ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN (1)
Kính gửi: ………
Căn cứ (2): ………
Căn cứ Điều 36 và Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự,
Cơ quan ………. đề nghị Viện kiểm sát ……… thay thế biện pháp ngăn chặn (3) ………. theo Quyết định/Lệnh ……….. số: ……….
ngày …….. tháng …….. năm………. của ………
và Quyết định phê chuẩn số: …….. ngày …….. tháng ……… năm …… của Viện kiểm sát
Bằng biện pháp ngăn chặn: ……..
Thời gian áp dụng: ……… đối với: ………
Họ tên: ………. Giới tính: …….
Tên gọi khác: …….
Sinh ngày …….. tháng …….. năm …… tại: …….
Quốc tịch: ……..; Dân tộc: ……..; Tôn giáo: …
Nghề nghiệp: …….
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……
cấp ngày……. tháng ……. năm …….. Nơi cấp: …..
Nơi cư trú: ……
Nơi nhận:
– Như trên;
– Hồ sơ 02 bản.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN CƠ QUAN ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo Mẫu đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn (47/CQĐT):
Mẫu đề nghị thay thế biện pháp ngăn chặn được cơ quan, đơn vị yêu cầu Viện kiểm sát soạn thảo phải đáp ứng các điều kiện về hình thức, nội dung và hiệu lực của văn bản.
Về hình thức của văn bản
– Phía bên trái văn bản là tên cơ quan đề nghị Viện kiểm sát thay thế biện pháp ngăn chặn được ghi bằng chữ in hoa
– Phía bên phải văn bản là đề quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được viết in hoa và tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”
– Phía giữa văn bản là tên mẫu giấy ” ĐỀ NGHỊ THAY THẾ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN “
Về nội dung của văn bản phải đảm bảo những nội dung:
Căn cứ để cơ quan đề nghị Viện kiểm sát thay thế biện pháp ngăn chặn
Biện pháp ngăn chặn mới được áp dụng
Thời gian áp dụng biện pháp
Thông tin đối tượng bị áp dụng biện pháp ngăn chặn đó
(1) Biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn
điều tra thì việc thay thế biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát quyết định;
(2) Ghi rõ căn cứ để thay thế biện pháp ngăn chặn;
(3) Gia hạn tạm giữ (lần thứ nhất hoặc thứ hai), tạm giam, bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm.
4. Một số quy định pháp luật liên quan đến biện pháp ngăn chặn:
Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn
Theo bộ luật Bộ luật tố tụng hình sự 2015, căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn bao gồm: dùng biện pháp ngăn chặn để kịp thời ngăn chặn tội phạm, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội, khi cần để bảo đảm thi hành án
Việc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn phải do người có thẩm quyền quyết định trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và bảo đảm đúng các thủ tục theo quy định pháp luật do bộ luật Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định. Khi cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra, viện kiểm soát và tòa án trong phạm vi trách nhiệm của mình phải thường xuyên tiến hành thực hiện việc kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Trường hợp thay thế biện pháp ngăn chặn:
– Theo khoản 2, Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác căn cứ theo từng trường hợp. Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định. Như vậy thay thế biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo là hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đang thi hành và áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Qua thực tiễn, từ khi áp dụng quy định này từ lúc ban hành của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 (đã hết hiệu lực) cho đến Bộ luật Tố tụng hình sự năm 20015 thì thay thế biện pháp ngăn chặn thường là áp dụng biện pháp ngăn chặn ít nghiêm khắc hơn, ít hạn chế quyền công dân hơn, như thay thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp cho bảo lĩnh hoặc bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 không quy định về thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn được thay thế nhưng vấn đề này đã được Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung khắc phục.
– Về biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam thì Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, quy định có hai biện pháp ngăn chặn được thay thế biện pháp tạm giam gồm: biện pháp bảo lĩnh được quy định tại Điều 121 và biện pháp đặt tiền bảo đảm được quy định tại Điều 122 theo đó, biện pháp bảo lĩnh và biện pháp đặt tiền bảo đảm đều là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Nhưng căn cứ để áp dụng biện pháp bảo lĩnh khác với căn cứ để áp dụng biện pháp đặt tiền bảo đảm, cụ thể:
+ Bảo lĩnh phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo; cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập; giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm, có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này; bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
+ Đặt tiền để bảo đảm phải căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm; bị can, bị cáo được đặt tiền phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan, không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội, không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước. Thời hạn đặt tiền không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử; thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Nếu chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì được trả lại số tiền đã đặt.
Vậy, với quy định của Điều 121, 122 khi có đủ các điều kiện nêu trên thì biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp đặt tiền để bảo đảm chỉ được áp dụng để thay thế khi bị can, bị cáo đang bị áp dụng biện pháp tạm giam. Nói cách khác là bị can, bị cáo đang bị tạm giam nhưng có đủ điều kiện quy định tại Điều 121, 122 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì có thể được thay thế áp dụng biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp đặt tiền bảo đảm
Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi
CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI
Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0971106895
Nguồn: https://luatduonggia.vn/mau-de-nghi-thay-the-bien-phap-ngan-chan-47-cqdt-chi-tiet-nhat/