Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự (50/TH) chi tiết nhất

Bài viết Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự (50/TH) chi tiết nhất được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

    1. Kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự là gì?

    Có thể nêu ra quan niệm về thi hành án hình sự đó là: “Thi hành án hình sự là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước nhằm thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn”. Thi hành án hình sự là biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đã bị bản án của Toà án tuyên có hiệu lực pháp luật.

    Kiểm sát là nhiệm vụ, quyền hạn đặc trưng của Viện kiểm sát được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, trong đó Kiểm sát trực tiếp là hoạt động của Viện kiểm sát trong việc chủ động thành lập Đoàn kiểm sát và tiến hành hoạt động kiểm sát tại địa điểm, thời gian thông qua kế hoạch trực tiếp kiểm sát.

    Kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự là văn bản do Viện kiểm sát ban hành nhằm sắp xếp các hoạt động, công việc theo một trình tự nhất định đồng thời tiếp nhận số liệu về thi hành hình sự từ Ủy ban nhân dân cấp xã. Bản kế hoạch phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện và Viện sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao để báo cáo.

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiết sát trong kiểm sát thi hành án hình sự được ghi nhận tại Điều 167 Luật thi hành án hình sự, trong đó nêu rõ: “Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; kiểm sát hồ sơ thi hành án hình sự của cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp và cấp dưới, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trực tiếp kiểm sát việc thi hành án phạt tù của trại giam đóng tại địa phương, địa bàn; kiểm sát việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại.”

    Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được ghi nhận đó, kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thi hành hình sự là căn cứ để viện kiểm sát thực hiện hoạt động của mình một cách hiệu quả và nhanh chóng, là cơ sở để Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát tối cao nắm bắt được tình hình thi hành hình sự tại địa phương để đưa ra những giải pháp, phương hướng khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong tương lai.

    2. Mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    VIỆN KIỂM SÁT……………[1]

    VIỆN KIỂM SÁT …………..[2]

    Số: ……../KH-VKS…-…[3]

    ………., ngày …………… tháng…………..năm 20………..

    KẾ HOẠCH

    Trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại

    Ủy ban nhân dân…………..[4] ……

    Thực hiện Quyết định số……… ngày ….tháng…năm …. của Viện trưởng Viện kiểm sát…………2………….trực tiếp kiểm sát về trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân…….,

    Viện kiểm sát …………..2 ………………………tiến hành trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự tại Ủy ban nhân dân…………..4 ………….. theo nội dung sau:

    I. SỐ LIỆU (Thời điểm từ ngày ………… đến ngày ……..)

    (Có phụ lục số liệu kèm theo)

    II. TÌNH HÌNH CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

    1. Tình hình chấp hành pháp luật của Ủy ban nhân dân….4……

    1.1. Về việc tiếp nhận hồ sơ

    1.2. Về công tác quản lý, giám sát, giáo dục

    1.3. Về thực hiện nhiệm vụ quyền hạn khác trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật

    Lưu ý: Khi xây dựng Kế hoạch trực tiếp kiểm sát đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 18 Luật Thi hành án hình sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Tình hình chấp hành pháp luật của cơ quan liên quan

    (Cơ quan thi hành án hình sự, Tòa án và các cơ quan khác)

     III. CÁCH THỨC THỰC HIỆN 1

    1. Sau khi công bố Quyết định trực tiếp kiểm sát, Đoàn kiểm sát nghe đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân ………..4…………. báo cáo bằng văn bản theo các nội dung trên và thống nhất lịch làm việc cụ thể.

    2. Trực tiếp nghiên cứu sổ sách, các báo cáo, văn bản, tài liệu và hồ sơ liên quan đến công tác thi hành án hình sự; làm việc với một số cán bộ liên quan; yêu cầu người có liên quan giải trình và tiến hành xác minh (nếu thấy cần thiết); trong một số trường hợp cần thiết, Đoàn kiểm sát lập biên bản xác định tình trạng vi phạm để làm cơ sở kết luận.

    Xem thêm  Mua đất chung sổ đỏ thì có tách sổ, bán lại được hay không?

    3. Kết thúc đợt kiểm sát, Đoàn công bố dự thảo kết luận; dự thảo kiến nghị và dự thảo kháng nghị (nếu có).

    Căn cứ vào nội dung trên, đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân …….4……. chuẩn bị báo cáo bằng văn bản, hồ sơ, tài liệu liên quan và tạo điều kiện thuận lợi để cuộc kiểm sát đạt kết quả./.

    Nơi nhận:

    – UBND………….4 ……(để thực hiện);

    – VKS ……1……. (để báo cáo);

    – Thành viên Đoàn kiểm sát (để thực hiện);

    – Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.

    VIỆN TRƯỞNG[5]

    PHỤ LỤC SỐ LIỆU

    1. Số liệu về thi hành án treo

    STT Nội dung Tổng số
    01 1. Số cũ  
    02 2. Số mới  
    03 Trong đó: – Số nhận ủy thác  
    04                   – Số ủy thác nơi khác  
    05 3. Tổng số  
    06 4. Số đã chuyển giao xuống UBND cấp xã  
    07 Trong đó: – Số được rút ngắn thời gian thử thách  
    08                   – Số phạm tội mới trong thời gian thử thách và bị phạt tù  
    09 5. Số chấp hành xong thời gian thử thách  
    10 Trong đó: Số đã cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách
    11 6. Số chưa chấp hành xong

    2. Số liệu về thi hành án phạt cảnh cáo

    STT Nội dung Tổng số
    01 1. Số cũ
    02 2. Số mới
    03 3. Tổng số
    04 Trong đó: chưa gửi bản án

    3. Số liệu về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ

    STT Nội dung Tổng số
    01 1. Số cũ
    02 2. Số mới
    03 Trong đó: – Số nhận ủy thác
    04                   – Số ủy thác nơi khác
    05 3. Tổng số
    06 4. Số đã chuyển giao xuống UBND cấp xã
    07 Trong đó: – Số được giảm thời hạn chấp hành án
    08                  – Số được miễn chấp hành án
    09 5. Số chấp hành xong án phạt
    10 Trong đó: số đã cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt

     4. Số liệu về thi hành án phạt cấm cư trú

    STT Nội dung Tổng số
    01 1. Số cũ
    02 2. Số mới
    03 3. Tổng số
    04 4. Số đã chuyển giao UBND cấp xã
    05 Trong đó: – Số được miễn thời hạn cấm cư trú còn lại
    06                  – Số chấp hành xong án phạt cấm cư trú
    07 5. Số đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt

     5. Số liệu về thi hành án phạt quản chế

    STT Nội dung Tổng số
    01 1. Số cũ
    02 2. Số mới
    03 3. Tổng số
    04 Trong đó:- Số được miễn chấp hành thời hạn còn lại
    05                 – Số chấp hành xong án phạt quản chế
    06 4. Số đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt quản chế

    6. Số liệu về tước một số quyền công dân

    STT Nội dung Tổng số
    01 1. Số cũ
    02 2. Số mới
    03 3. Tổng số
    04 Trong đó: số người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân là người được hưởng án treo
    05 4. Số chấp hành xong án phạt
    06 Trong đó: số đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt

     7. Số liệu về cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

    STT Nội dung Tổng số
    01 1. Số cũ
    02 2. Số mới
    03 3. Tổng số
    04 Trong đó: số người có hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định phải chấp hành hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, án treo
    05 4. Số chấp hành xong án phạt
    06 5. Số đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt

    8. Số liệu về thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi

    STT Nội dung Tổng số
    01 Số cũ
    02 Số mới
    03 Tổng số
    04 Số được Tòa án quyết định chấm dứt trước thời hạn
    05 Số chấp hành xong án phạt
    06 Số đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt

    3. Hướng dẫn mẫu kế hoạch trực tiếp kiểm sát việc thi hành án hình sự:

    [1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

    [2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này

    [3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)

    [4] Ghi tên Ủy ban nhân dân cấp xã được kiểm sát

    [5] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.

    Cơ sở pháp lý:

    Quyết định 39/QĐ-VKSTC năm 2018 về biểu mẫu nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

      Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi

      CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI

      Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

      Hotline: 0971106895

      Nguồn: https://luatduonggia.vn/mau-ke-hoach-truc-tiep-kiem-sat-viec-thi-hanh-an-hinh-su-50-th-chi-tiet-nhat/

      097.110.6895
      097.110.6895