Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Bài viết Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

1. Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can là gì?

    1. Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can là gì?

    Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can là mẫu văn bản được lập ra khi có kiến nghị về việc tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can nêu rõ thông tin về cơ quan đã ra quyết định khởi tố bị can,  thông tin của bị can ( họ tên, ngày, tháng, năm sinh, tên gọi khác, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, nơi cư trú, số chứng minh nhân/ căn cước công dân, nơi cư trú, tiền án/tiền sự, chức vụ hiện nay của bị can), nội dung kiến nghị về việc tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can là mẫu văn bản được dùng để kiến nghị về việc tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét về việc kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Việc kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can là một trong những biện pháp nhằm ngăn chặn về những hành vi vi phạm tiếp theo( nếu có của bị can khi bị can là người đang giữ chức vụ)

    2. Mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Việt Nam

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    …………………

    …………………

    Số: …………..

    ……….., ngày…… tháng…… năm……..

    KIẾN NGHỊ

    TẠM ĐÌNH CHỈ CHỨC VỤ CỦA BỊ CAN

    Kính gửi: ………

    Cơ quan (1) ….. đã ra Quyết định khởi tố bị can số: ……… ngày ………… tháng ……… năm……. đối với bị can:

    Họ tên: ……… Giới tính: …(2)

    Tên gọi khác: ……….(3)

    Sinh ngày………..tháng ………năm ………………. tại: ………..(4)

    Quốc tịch:…………Dân tộc:………Tôn giáo: …….(5)

    Nghề nghiệp: …….(6)

    Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ……..(7)

    cấp ngày ………… tháng ………. năm ………………… Nơi cấp: …….(8)

    Nơi cư trú: ……….(9)

    Tiền án/tiền sự: ………. đã có hành vi ………. phạm vào Điều …………… Bộ luật Hình sự.(10)

    Hiện nay bị can: ……… đang giữ chức vụ: …(11) ..

    Xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra,

    Căn cứ Điều 5, Điều 36, Điều 39 và Điều 181 Bộ luật Tố tụng hình sự,

    Cơ quan …….. kiến nghị …… tạm đình chỉ chức vụ ……. mà bị can ……… đang đảm nhiệm.

    Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được bản kiến nghị này, yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan ……. biết.

    Nơi nhận:

    – Như trên;……………….

    – VKS ……..

    – Hồ sơ 02 bản.

    4. Hướng dẫn sử dụng mẫu kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can

    (1): Điền  tên Cơ quan đã ra Quyết định khởi tố bị can

    (2): Điền họ tên, giới tính của bị can.

    (3): Điền tên gọi khác của bị can

    (4): Điền ngày tháng năm sinh của bị can

    (5): Điền quốc tịch, dân tộc, tôn giáo của bị can.

    (6): Điền nghề nghiệp của bị can

    (7) (8):  Điền số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu của bị can và ngày cấp.

    (9): Điền nơi cư trú của bị can

    (10): Điền tiền án/tiền sự đã có hành vi vi phạm của bị can.

    (11): Điền chức vụ hiện nay của bị can.

    5. Quy định của pháp luật về tạm đình chỉ chứ vụ của bị can.

    Tại Điều 181 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về tạm đình chỉ chức vụ của bị can đang đảm nhiệm, theo đó, khi xét thấy việc bị can tiếp tục giữ chức vụ gây khó khăn cho việc điều tra thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can.  Bởi lẽ, việc tạm đình chỉ chức vụ của bị can là hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế, nếu để bị can vẫn đảm nhiệm chức vụ đó thì bị can vẫn có thể tiếp tục hoặc có điều kiện tiếp tục các hoạt động phạm tội. Bên cạnh đó, việc bị can vẫn được đảm nhiệm chức vụ thì bị can sẽ có điều kiện gây trở ngại cho việc điều tra tội phạm, như tiêu hủy hoặc làm sai lệch nội dung tài liệu, chứng từ hoặc gây tác động, ảnh hưởng đến việc khai báo của người làm chứng, người bị hại.. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tùy thuộc vào tính chất và mức độ mà bị can đang giữ chức vụ nhưng không gây khó khăn cho việc điều tra thì không cần thiết phải tạm đình chỉ chức vụ của bị can. Khi ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ của bị can phải được lập thành văn bản quyết định tạm đình chỉ chức vụ của bị can theo quy định của pháp luật.

    Xem thêm  Soạn bài Phòng tránh đuối nước – SGK Ngữ văn 7 trang 109

    – Theo quy định của pháp luật bị can vẫn có những quyền như: quyền được biết lý do mình bị khởi tố, quyền  được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình, quyền được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, quyền được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội, có quyền được nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định, quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá… Đi đôi với quyền là nghĩa vụ, theo đó, bị can có nghĩa vụ : phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã và buộc phải chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng..

    – Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ của bị can đang đảm nhiệm: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can tạm đình chỉ chức vụ của bị can.

    – Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ chức vụ của bị can đang đảm nhiệm: Sau khi nhận được kiến nghị tạm đình chỉ chức vụ của bị can, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cần gửi cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can bản sao quyết định khởi tố bị can. Cơ quan, tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết.

    – Thời hạn giải quyết: bảy ngày từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức này phải trả lời bằng văn bản cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát đã kiến nghị biết và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can phải trả lời kiến nghị về việc tạm đình chỉ chức vụ của bị can cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.

    * Lưu ý: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý bị can không ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ của bị can mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thấy rằng việc đó không đáp ứng được yêu cầu của công tác điều tra thì  cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có quyền tiếp tục kiến nghị lên cơ quan, tổ chức quản lý cấp trên của bị can theo quy định của pháp luật ( trong thời hạn 07 ngày).

    – Cơ sở pháp lý: 

    + Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    + Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm bị can hoặc người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa do Bộ trưởng Bộ Công an – Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

    + Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định về trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

      Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi

      CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI

      Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

      Hotline: 0971106895

      Nguồn: https://luatduonggia.vn/mau-kien-nghi-tam-dinh-chi-chuc-vu-cua-bi-can-va-huong-dan-soan-thao-chi-tiet-nhat/

      097.110.6895
      097.110.6895