Bài viết Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự (20-VDS) chi tiết được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
1. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự là gì?
Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự là mẫu văn bản do Thẩm phán- chủ toạ phiên toà ban hành khi có căn cứ về việc đình chỉ giải quyết việc dân sự, trong mẫu quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự phải nêu rõ lý do về việc đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự nêu rõ những thông tin về toà án ra quyết định, thông tin về người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người đại diện hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nội dung của quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự.
2. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự:
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1)
——-
Số: ……../……/QĐST-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày ….. tháng …. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT SƠ THẨM VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN……
Thành phần giải quyết việc dân sự gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) …..
Các Thẩm phán(3): Ông (Bà) …..
Ông (Bà) ……
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(4) ……
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân ……. tham gia phiên họp:
Ông (Bà)….. – Kiểm sát viên.
Đã tiến hành mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự thụ lý số:…/…/TLST-…. ngày …..tháng….. năm….; về việc(5… theo Quyết định mở phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự số …./… /QĐST-…. ngày…tháng…. năm……, gồm những người tham gia tố tụng sau đây:
– Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(6) …..
Người đại diện hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)…….
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự: (8)….
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9)…..
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)…
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(11) …
Sau khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự;
Xét thấy(12)….
Căn cứ(13)… Bộ luật Tố tụng dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự thụ lý số…/…/TLST-….. ngày…. tháng…. năm…… về việc(14)……
Điều 2. Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết việc dân sự:(15)……
Điều 3. Người yêu cầu,(16)……………. có quyền kháng cáo trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị trong thời hạn 07 ngày, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
Nơi nhận:
– Đương sự, (17)……….;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu: Hồ sơ việc dân sự.
TM. HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP (18)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định
(3) Nếu việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì không ghi nội dung này.
(4) Ghi họ tên, chức danh của Thư ký phiên họp.
(5) và (14) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(6) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(7) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…”.
(8) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).
(12) Ghi cụ thể trường hợp đình chỉ giải quyết việc dân sự (ví dụ: Trường hợp đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 367 Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi: Xét thấy người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt).
(13) Tùy từng trường hợp mà ghi điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự để ra quyết định.
(15) Tùy từng trường hợp mà ghi hậu quả của việc đình chỉ giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (kể cả về tiền tạm ứng lệ phí và chi phí tố tụng khác).
(16) Trường hợp có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi “người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan”.
(17) Nếu đương sự có người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự.
(18) Trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết thì ghi: “THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
4. Quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết sơ thẩm việc dân sự:
* Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luật quy định để ngừng việc giải quyết vụ án dân sự thì toà án sẽ quyết định ngừng giải quyết vụ án dân sự – Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc toà án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.
– Đặc điểm của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại. Theo quy định tại Điều 217 BLTTDS năm 2015, các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự gồm có:
(1) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế
(2) Cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
(3) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được toà án chấp nhận hoặc nguyên đơn đã được triệu tập đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng khi đã có quyết định của toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
(3) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác nếu có bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác thì toà án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bịđơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
(4) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi toà án sơ.
(5) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Theo quy định tại Điều 219 BLTTDS năm 2015, khi phát hiện có một trong các căn cứ nêu trên thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Quyết định chỉ giải quyết vụ án dân sự được lập thành văn bản. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, toà án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và viện kiểm sát cùng cấp. Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì mọi hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự phải được ngừng lại. Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự xoá tên vụ án dân sự trong số thụ lí, trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu.
– Khi toà án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS năm 2015, các điểm c, e và g khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 và các trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với các trường hợp này, khi khởi kiện lại vụ án đã bị toà án đình chỉ, người khởi kiện phải tuân thủ các quy định về khởi kiện và phải nộp tiền tạm ứng án phí như mới khởi kiện lần đầu.
– Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi
CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI
Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0971106895
Nguồn: https://luatduonggia.vn/mau-quyet-dinh-dinh-chi-giai-quyet-so-tham-viec-dan-su-20-vds-chi-tiet/