Bài viết Mẫu quyết định giải tỏa cưỡng chế khai thác đối với tài sản (50/QĐ-PTHA) được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
1. Mẫu quyết định giải tỏa cưỡng chế khai thác đối với tài sản là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu quyết định giải tỏa cưỡng chế khai thác đối với tài sản là mẫu dùng trong các trường hợp Khai thác tài sản của người phải thi hành án với các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với tài sản của người phải thi hành án có thể khai thác được để thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của pháp luậtMẫu quyết định về việc giải tỏa cưỡng chế khai thác đối với tài sản là mẫu bản quyết định được lập ra để quyết định về việc giải tỏa cưỡng chế khai thác đối với tài sản trong các trường hợp cụ thể với mục đích để thực hiện các nghĩa vụ của người đó theo quy định của pháp luật trong việc thi hành án. Mẫu quyết định nêu rõ tài sản được giải tỏa cưỡng chế… Mẫu được ban hành theo Thông tư 96/2016/TT-BQP
2. Mẫu quyết định giải tỏa cưỡng chế khai thác đối với tài sản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BTL QK….(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
Số: ………../QĐ-PTHA
…, ngày ….. tháng ….. năm …
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giải tỏa việc cưỡng chế khai thác đối với tài sản
CHẤP HÀNH VIÊN
Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …..;
Căn cứ Bản án, Quyết định số …… ngày …… tháng ……. năm …….. của Tòa án ……. (các bản án, quyết định phải thi hành);
Căn cứ Quyết định thi hành án số …… ngày …… tháng ….. năm….. của Trưởng phòng Thi hành án ……;
Căn cứ Quyết định về việc cưỡng chế khai thác tài sản số ……… ngày ….. tháng ….. năm ……của Chấp hành viên Phòng Thi hành án ……;
Căn cứ Quyết định về việc chấm dứt việc cưỡng chế khai thác tài sản số …… ngày ….. tháng…. năm …………. của Chấp hành viên Phòng Thi hành án ……;
Xét kết quả thi hành án của ……..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giải tỏa việc cưỡng chế khai thác đối với tài sản: …….
của …….. địa chỉ: ………
Trả lại tài sản cho ………
Điều 2. Người phải thi hành án, người được thi hành án và những người có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
– Như Điều 1, 2;
– Cục THA/BQP;
– Viện KSQS……;
– UBND xã, phường…………;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
CHẤP HÀNH VIÊN
(ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn làm Mẫu quyết định giải tỏa cưỡng chế khai thác đối với tài sản
– Ghi đầy đủ các thông tin trong Mẫu số 50/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định giải tỏa cưỡng chế khai thác đối với tài sản
– Chấp hành viên ký và ghi rõ họ tên
3. Một số quy định của pháp luật về giải tỏa cưỡng chế khai thác đối với tài sản:
3.1. Điều kiện áp dụng biện pháp cưỡng chế khai thác tài sản:
Theo quy định tại Điều 107 Luật Thi hành án dân sự, khi người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền nhưng không tự nguyện thi hành, thì chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khai thác tài sản để thi hành án trong các trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất: Khi người phải thi hành án có tài sản có giá trị quá lớn so với nghĩa vụ phải thi hành án và tài sản đó có thể khai thác để thi hành án. Như vậy, để áp dụng biện pháp cưỡng chế trong trường hợp này thì chấp hành viên phải tiến hành xác minh, làm rõ hai vấn đề:Một là: Phải có cơ sở xác định giá trị tài sản lớn hơn rất nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án. Việc xác định giá trị tài sản trong trường hợp này không nhất thiết phải thẩm định giá mà chấp hành viên có thể ước lượng giá trị tài sản dựa trên giá thị trường của loại tài sản đó. Ví dụ như ông A phải thi hành khoản trả cho ông B 100 triệu đồng, trong khi đó ông A có tài sản là căn biệt thự có diện tích khuôn viên 300m2 theo đơn giá do cơ quan tài chính cung cấp và tham khảo mức giá ở địa phương thì tài sản trên có giá khoảng 5 tỷ đồng. Như vậy, giá trị tài sản của ông A lớn hơn rất nhiều lần nghĩa vụ phải thi hành. Do đó, việc kê biên tài sản sẽ không tương ứng với nghĩa vụ thi hành án, nên chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khai thác tài sản nếu có đủ các điều kiện theo quy định.
Hai là: Trong trường hợp các loại tài sản của người phải thi hành án có thể khai thác để thi hành án theo quy định của pháp luật. Chấp hành viên cần xem xét xem tài sản đó có đang được khai thác hoặc có khả năng đưa vào khai thác hay không. Ví dụ như trường hợp của ông A nêu trên, Chấp hành viên cần xác minh xem căn nhà đang do gia đình ông A ở hay cho thuê. Nếu như là nhà đang do gia đình ông A ở thì không thể nào cưỡng chế khai thác được trừ trường hợp ông A tự nguyện chuyển đi nơi khác ở để cho thuê căn nhà trên, còn nếu đang cho thuê thì có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khai thác. Trong trường hợp nhà không có người ở thì chấp hành viên phải xem xét xem có khả năng khai thác được không, vì không phải các tài sản đều có thể đưa vào khai thác được, đặc biệt là đối với tài sản thi hành án thì lại càng khó khăn hơn.
Đối với điều kiện trên, tài sản “có thể khai thác” được hiểu là loại tài sản có những tính chất, công năng có thể đưa vào sử dụng trong một thời gian nhất định để thu lợi nhuận; lợi nhuận đó sau khi trừ các chi phí cần thiết sẽ dùng để đảm bảo thi hành án, ví dụ như cho thuê xe, thuê đất, thuê kho bãi, thuê nhà… Tuy nhiên, để xác định một tài sản “có thể khai thác” được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cảm tính của chấp hành viên. Trước khi xác định tài sản có thể khai thác được phải xác định được rõ hiện trạng, công năng của tài sản, thậm chí là cả khấu hao tài sản (đối với tài sản là động sản)…. Đây là vấn đề rất phức tạp trong thực tiễn, do đó điều kiện tài sản “có thể khai thác” cần được quy định rõ ràng hơn. Việc xác minh hiện trạng, xác định giá trị tài sản trước khi khai thác cũng cần được Luật hóa một cách rõ ràng để đảm bảo đầy đủ các cơ sở pháp lý khi áp dụng pháp luật.Trên thực tế rất khó có tài sản đáp ứng được cả ba điều kiện này. Đặc biệt là trong trường hợp tài sản đó là tài sản chung hoặc tài sản mà gia đình người phải thi hành án đang cùng sinh sống, quản lý, sử dụng thì việc đảm bảo “không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba” là rất khó khăn. Mặt khác, việc khai thác tài sản như thế nào để không ảnh hưởng đến giá trị tài sản cũng là một vấn đề rất nan giải. Người khai thác tài sản khi khai thác sẽ phải đảm bảo những điều kiện gì, có được cơi nới, cải tạo tài sản đó không, sau khi thực hiện khai thác thì sẽ xử lý như thế nào đối với phần đã cơi nới, cải tạo đó… Khi đáp ứng đủ các điều kiện của một trong các trường hợp trên thì chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản và phải gửi ngay quyết định đó cho cơ quan có thẩm quyền quản lý, đăng ký đối với tài sản đó và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản, đồng thời thông báo cho đương sự biết. Việc thực hiện giao dịch, chuyển giao quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đang khai thác phải được sự đồng ý của chấp hành viên.
3.2. Hình thức cưỡng chế khai thác tài sản:
Theo quy định tại Điều 108 Luật Thi hành án dân sự thì tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế khai thác để thi hành án
bằng các hình thức sau đây:
– Theo quy định của pháp luật hình thức cưỡng chế đầu tiên đó là khi tài sản đang được khai thác, chấp hành viên ra quyết định về việc cưỡng chế khai thác tài sản đối với người phải thi hành án bằng biện pháp cho phép người phải thi hành án được tiếp tục khai thác tài sản nếu họ đang trực tiếp khai thác tài sản hoặc cho phép người khác đang trực tiếp khai thác được tiếp tục khai thác tài sản trong trường hợp người này đã được người phải thi hành án chuyển quyền khai thác tài sản trước khi chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế. Trong trường hợp người phải thi hành án đang trực tiếp khai thác tài sản, thì số tiền thu được từ hoạt động khai thác tài sản này cũng có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế khác, đó là biện pháp thu tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh được quy định tại Điều 79 Luật thi hành án dân sự 2014 quy định, nếu hoạt động khai thác đó là hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Bên cạnh đó còn có hình thức đó là khi tài sản chưa được đưa vào khai thác. Trong trường hợp này thì chấp hành viên phải xác địnhxem tài sản của người phải thi hành án có thể áp dụng được hình thức khai thác nào, ví dụ như có thể cho thuê để kinh doanh, làm trụ sở, văn phòng …Sau đó ra quyết định cưỡng chế khai thác tài sản theo hình thức đã xác định và yêu cầu người phải thi hành án ký hợp đồng khai thác tài sản với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác tài sản. Có thể thấy việc áp dụng hình thức cưỡng chế này trong thực tiễn là rất khó thực hiện vì pháp luật chưa quy định rõ về trình tự thủ tục để tìm và lựa chọn người có nhu cầu khai thác tài sản của người phải thi hành án. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu mà người phải thi hành án không ký hợp đồng khai thác với người khác thì chấp hành viên kê biên, xử lý tài sản đó để thi hành án
Trên dây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Mẫu số 50/QĐ-PTHA: Mẫu quyết định giải tỏa cưỡng chế khai thác đối với tài sản và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.Cơ sở pháp lý:
Luật Thi Hành án hình sự 2019
Thông tư 96/2016/TT-BQP
Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi
CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI
Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0971106895
Nguồn: https://luatduonggia.vn/mau-quyet-dinh-giai-toa-cuong-che-khai-thac-doi-voi-tai-san-50-qd-ptha/