Mẫu quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh (29/QĐ-PTHA) và hướng dẫn chi tiết nhất

Mẫu quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh (29/QĐ-PTHA) và hướng dẫn chi tiết nhất

Bài viết Mẫu quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh (29/QĐ-PTHA) và hướng dẫn chi tiết nhất được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

1. Mẫu quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh là gì, mục đích của mẫu đơn?

    1. Mẫu quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh là gì, mục đích của mẫu đơn?

    Theo quy định khoản 1 Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

    1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị buộc tội, sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, điều tra, truy tố,xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.”

    – Xuất cảnh được hiểu đó là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Tạm hoãn xuất cảnh có thể được áp dụng với hai loại đối tượng:

    + Một là bị can, bị cáo

    + Hai là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn.

    Theo đó nên đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, để áp dụng biện pháp ngăn chặn này, cần có hai điều kiện dó là đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Đi sâu phân tích về điều kiện, đối tượng và thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị tố giác.

    Mẫu quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh là mẫu với các nội dung và thông tin do các cơ quan có thẩm quyền đề ra với các mục đích để ngăn chặn các hành vi phạm tội hay tiêu hủy chứng cứ của người phạm tội trong các trường hợp cụ thể.

    2. Mẫu quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu 29/QĐ-PTHA:

    Mẫu số 29/QĐ-PTHA

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (1)

    ————–

    BTL QK….(BTTM, QCHQ)

    PHÒNG THI HÀNH ÁN

    ——-

    Số: ……/QĐ-PTHA

    ………, ngày ….. tháng ….. năm …

    QUYẾT ĐỊNH (2)

    Về việc giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh

    TRƯỞNG PHÒNG THI HÀNH ÁN

    Căn cứ … Điều … Luật Thi hành án dân sự …….;

    Căn cứ … Điều … Nghị định số ……. ngày….. tháng…… năm……. của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

    Căn cứ Bản án, Quyết định số ……… ngày ……. tháng ….. năm ….. của Tòa án …………… (các bản án, quyết định phải thi hành);

    Căn cứ Quyết định thi hành án số ………… ngày ….. tháng ….. năm …… của Trưởng phòng Thi hành án ……

    Căn cứ Quyết định về việc tạm hoãn xuất cảnh số ……………………… ngày…..tháng…..năm…. của Trưởng phòng Thi hành án ……

    Theo đề nghị của Chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành án,

    QUYẾT ĐỊNH: (3)

    Điều 1. Giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh đối với ông (bà): ………… địa chỉ: ……

    Kể từ ngày ……. tháng …… năm ……..

    Điều 2. Chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành án, người phải thi hành án, người được thi hành án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

    Nơi nhận:

    – Như Điều 2;

    – Cục THA/BQP;

    – Viện KSQS……;

    – Cục Quản lý XNC/BCA;

    – Lưu: VT, HS, THA; ….

    TRƯỞNG PHÒNG (4)

    3. Hướng dẫn làm mẫu quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh:

    (1) phần đầu ghi quốc hiệu và tiêu ngữ

    (2) Ghi tên quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh

    (3) Quyết định về những nội dung, ghi rõ nội dung các điều

    (4) Trưởng phòng ( Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

    4. Một số quy định của pháp luật về giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh:

    4.1. Quy định về tạm hoãn xuất cảnh:

    Tại Điều 124. Tạm hoãn xuất cảnh

    1. Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:

    a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;

    b) Bị can, bị cáo.

    Xem thêm  Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn (Toán lớp 9)

    2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

    3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

    Theo đó có thể dễ ràng nhận thấy điểm đặc biệt ở biện pháp ngăn chặn này so với các biện pháp ngăn chặn khác đó là có thể được áp dụng đối với bị can, áp dụng đối với bị cáo mà còn được áp dụng đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của các đối tượng này có dấu hiệu bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Việc tạm hoãn xuất cảnh này cũng được xem như là quy định tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm khắc phục tình trạng người phạm tội xuất cảnh, bỏ trốn ra nước ngoài, nhất là các trường hợp đang trong giai đoạn bị thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, giai đoạn giải quyết tin báo và tố giác tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

    Bên cạnh đó cũng còn khá nhiều khó khăn và bất cập đó là về đối tượng áp dụng các biện pháp ngăn chặn (trong đó có biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh) theo quy định Tại khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định chỉ có người bị buộc tội mới có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong khi đó tại điểm đ khoản 1 Điều 4 giải thích: “Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo” mà không có người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, do vậy các quy định về đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn là chưa thống nhất.

    Ngoài ra, đối với việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong giai đoạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố: Tại khoản 3 Điều 124 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật này…”.

    Theo đó trong trường hợp này nếu hết thời hạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm thì thời hạn tạm hoãn xuất cảnh cũng hết (vì thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá thời hạn xác minh nguồn tin tội phạm theo quy định khoản 3 Điều 124 BLTTHS năm 2015) thì mặc nhiên người đó được xuất cảnh sang nước ngoài, trong khi cơ quan giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp điều tra để chứng minh tội phạm và khi đã đủ chứng cứ chứng minh tội phạm thì người phạm tội đã bỏ trốn sang nước ngoài, do đó gây khó khăn, tốn kém cho công tác điều tra, truy tố, xét xử… nhất là hiện nay việc thực hiện tương trợ tư pháp hình sự về dẫn độ, ủy thác tư pháp… còn nhiều bất cập. Do vậy, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp này không hiệu quả.

    4.2. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh:

    Những người có thẩm quyền theo căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì thẩm phán chủ tọa phiên toà có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp phải được thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành theo đúng quy định.

    Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh do pháp luật quy định là khoảng thời gian không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố và điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù theo quy định.

    Ngoài ra, đối với các biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế khác như bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm hay cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh, áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong toả tài khoản, thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ trước khi mở phiên toà thuộc về thẩm phán chủ toạ phiên toà, tại phiên toà thuộc về hội đồng xét xử phúc thẩm theo quy định của pháp luật đề ra.

    Cơ sở pháp lý: Bộ Luật tố tụng hình sự 2015.

      Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi

      CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI

      Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

      Hotline: 0971106895

      Nguồn: https://luatduonggia.vn/mau-quyet-dinh-giai-toa-tam-hoan-xuat-canh-29-qd-ptha-va-huong-dan-chi-tiet-nhat/

      097.110.6895
      097.110.6895