Mẫu quyết định thay đổi biện pháp bảo vệ và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Mẫu quyết định thay đổi biện pháp bảo vệ và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

Bài viết Mẫu quyết định thay đổi biện pháp bảo vệ và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

1. Quyết định thay đổi biện pháp bảo vệ là gì?

    1. Quyết định thay đổi biện pháp bảo vệ là gì?

    Trước khi giải thích như thế nào là “quyết định thay đổi biện pháp bảo vệ”, tác giả sẽ phân tích một số khía cạnh pháp lý liên quan đến biện pháp bảo vệ như sau:

    Thứ nhất, đối tượng được áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm: Người tố giác tội phạm; Người làm chứng; Bị hại; Người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại. Đây là các chủ thể có khả năng bị người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội “trả thù”, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của họ.

    Thứ hai, căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm.

    Thứ ba, các biện pháp bảo vệ. Biện pháp bảo vệ được hiểu cách thức để cơ quan có thẩm quyền thực hiện một trong các biện pháp được pháp luật tố tụng quy định nhằm đảm bảo an toàn cho các chủ thể được áp dụng biện pháp bảo vệ nêu trên. Các biện pháp bảo vệ bao gồm: bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ; hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ; giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ; di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý; răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật; các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

    Quyết định thay đổi biện pháp bảo vệ là văn bản do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ban hành nhằm thay đổi biện pháp bảo vệ này sang biện pháp bảo vệ khác phù hợp hơn trên cơ sở quy định của pháp luật và yêu cầu điều tra, đơn của người yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ hoặc văn bản đề nghị của Viện kiểm sát, Tòa án cùng cấp.

    Quyết định thay đổi biện pháp bảo vệ là văn bản bắt buộc ban hành nếu cơ quan điều tra muốn thay đổi biện pháp bảo vệ. Thời điểm quyết định có hiệu lực, cơ quan điều tra phải tiến hành thay đổi biện pháp đã được ghi nhận trong quyết định. Đây là cơ sở để hợp pháp hoạt động của cơ quan, người tiến hành tố tụng. Hơn nữa, việc ban hành quyết định sẽ là văn bản để lưu trữ hồ sơ và cũng thể hiện tính chắc chắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước.

    Về thẩm quyền ban hành quyết định: Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng có thể thay đổi, bổ sung biện pháp bảo vệ trong quá trình bảo vệ nếu xét thấy cần thiết. Như vậy, việc thay đổi biện pháp bảo vệ do cơ quan điều tra tự thực hiện nêu thấy cần thiết, tính cần thiết ở đây phải xuất phát từ lợi ích của người được bảo vệ.

    Việc thay đổi biện pháp bảo vệ không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ, theo đó, Điều 484 ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ như sau:

    Đối với quyền: Đề nghị được bảo vệ; Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ; Được biết về việc áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp bảo vệ; Được bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong thời gian bảo vệ.

    Đối với nghĩa vụ: Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ; Giữ bí mật thông tin bảo vệ; Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.

    Khi tìm hiểu quy định cua pháp luật tố tụng hình sự trước đây, cụ thể là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì quy định về bảo vệ người làm chứng, người tố giác tội phạm, bị hại và một số người tham gia tố tụng khác được quy định rời rạc, không có sự thống nhất, hơn nữa còn quy định chung, dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng. Khắc phục những hạn chế này, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã dành một chương (Chương XXXIV) để quy định về “Bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và người tham gia tố tụng khác”. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà bình luận vẫn cho rằng, phạm vi đối tượng cần được bảo vệ vẫn có phần hạn hẹp trong khi các chủ thể khác cũng có khả năng bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe như người phiên dịch, người giám định,…

    Xem thêm  Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta trong Ra-ma buộc tội

    Quy định về bảo vệ người làm chứng, người tố giác tội phạm,.. không phải là quy định mới trên thế giới, hầu hết pháp luật các quốc gia đều ghi nhận nội dung này. Đặc biệt, Công ước về chống tham nhũng của Liên Hợp quốc năm 2003 cũng có thể hiện rõ quan điểm về bảo vệ nhận chứng như sau: “Mỗi quốc gia thành viên sẽ áp dụng các biện pháp thích hợp, theo pháp luật quốc gia và trong khả năng có thể để bảo vệ một cách hiệu quả nhân chứng và chuyên gia, những người đã đưa ra bằng chứng hoặc chứng thực liên quan đến các tội phạm quy định theo Công ước này và, nếu phù hợp, bảo vệ cả thân nhân và những người gần gũi với họ, khỏi những nguy cơ trả thù hay đe dọa”.

    2. Mẫu quyết định thay đổi biện pháp bảo vệ:

    ……………………..  
    Mẫu số: 264 BH theo TT số 119/2021/TT-BCA ngày 08/12/2021

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    Số: ……….. /QĐ- …… ……, ngày ……….. tháng ……… năm…………

    QUYẾT ĐỊNH

    THAY ĐỔI BIỆN PHÁP BẢO VỆ

    …………………. (1)

    Căn cứ các điều 484, 485, 486, 487 và 488 Bộ luật Tố tụng hình sự;

    Căn cứ (2) …………………

    Xét thấy cần thiết phải thay đổi biện pháp bảo vệ,

    QUYẾT ĐỊNH:

    Thay đổi biện pháp bảo vệ tại Quyết định số:……….. ngày ……. tháng …….. năm………..của …….   bằng biện pháp bảo vệ(3):…………………….đối với:

    Họ tên: ………………. Giới tính: ……

    Tên gọi khác: ……..

    Sinh ngày……….. tháng ……….. năm ………………tại:………….

    Quốc tịch:……….; Dân tộc:……………; Tôn giáo: ……..

    Nghề nghiệp:………….Số điện thoại để liên hệ: …………………..

    Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:………………….

    cấp ngày………… tháng ………….năm ………………… Nơi cấp:……………….

    Nơi thường trú: …………

    Nơi tạm trú: ………………

    Nơi ở hiện tại: …………là(4)   ……..trong vụ án/vụ việc:…..

    Biện pháp bảo vệ được áp dụng(3):………………..

    Địa điểm cần bảo vệ:………..

    Thời gian áp dụng các biện pháp bảo vệ:…….

    Phân công cơ quan có trách nhiệm bảo vệ:………….

    Yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, nội dung bảo vệ nêu trên theo quy định của pháp luật.

     

    Nơi nhận:
    – Người được bảo vệ;- Người yêu cầu bảo vệ;Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm bảo vệ;

    – VKS…….;

    – Tòa án …………..;

    – Hồ sơ bảo vệ.

    ………………

     

     

    3. Hướng dẫn mẫu quyết định thay đổi biện pháp bảo vệ:

    (1) Chức danh tư pháp của người ký ban hành văn bản:

    Để người đọc hiểu ra hơn, ở mục này, người đọc cần chú ý ghi tên cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ cũng như ra quyết định thay đổi biện pháp bảo vệ, đó là: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

     Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:

    – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

    (2) Yêu cầu điều tra, đơn của người yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ hoặc văn bản đề nghị của Viện kiểm sát, Tòa án cùng cấp;

    (3) Ghi rõ biện pháp bảo vệ được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 486 BLTTHS;

    (4) Ghi rõ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và những người thân thích của họ.

    Cơ sở pháp lý:

    Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

    Thông tư 119/2021/TT-BCA quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.

      Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi

      CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI

      Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

      Hotline: 0971106895

      Nguồn: https://luatduonggia.vn/mau-quyet-dinh-thay-doi-bien-phap-bao-ve-va-huong-dan-soan-thao-chi-tiet-nhat/

      097.110.6895
      097.110.6895