Bài viết Mẫu yêu cầu phục hồi điều tra đối với bị can (106/HS) và hướng dẫn chi tiết được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
1. Mẫu yêu cầu phục hồi điều tra đối với bị can là gì?
Mẫu yêu cầu phục hồi điều tra đối với bị can là mẫu văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi xét thấy có đủ điều kiện để phục hồi điều tra đối với bị can. Mẫu yêu cầu phục hồi điều tra đối với bị can nêu rõ những thông tin về quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can, quyết định tạm đình chỉ/đình chỉ điều tra vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ/ đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can, nội dung của yêu cầu phục hồi điều tra vụ án đối với bị can, và mẫu yêu cầu phục hồi điều tra đối với bị can sẽ được cho Viện kiểm sát và người tham gia tố tụng theo quy định tại khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Mẫu yêu cầu phục hồi điều tra đối với bị can được dùng để làm căn cứ về huỷ bỏ quyết định đình chỉ/ tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can để tiếp tục, phục hồi điều tra vụ án đối với bị can theo quy định của pháp luật. Mẫu yêu cầu phục hồi điều tra vụ án đối với bị can là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành phục hồi điều tra vụ án đối với bị can theo quy định. Khi ra yêu cầu phục hồi điều tra vụ án đối với bị can, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Khi quyết định phục hồi điều tra thì đồng nghĩa với việc thời hạn điều tra sẽ được gia hạn tiếp, tuy nhiên đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng thì thời hạn gia hạn điều tra sẽ không quá hai tháng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn gia hạn điều tra sẽ không quá ba tháng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Mẫu yêu cầu phục hồi điều tra đối với bị can:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________
VIỆN KIỂM SÁT (1) (2) …….
________________
Số:…../YC-VKS…-..(3)
…, ngày……… tháng……… năm 20…
YÊU CẦU
PHỤC HỒI ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI BỊ CAN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…………
Căn cứ các điều 41, 229(4) và 235 (5) Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số… ngày… tháng… năm… và Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm……… của(6) …… đối với………… về tội………………… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự;
Căn cứ Quyết định tạm đình chỉ (hoặc đình chỉ) điều tra vụ án hình sự đối với bị can số…… ngày…… tháng…… năm……….,Quyết định tạm đình chỉ (hoặc đình chỉ) điều tra đối với bị can số…… ngày…… tháng…… năm………. của(7) …………;
Căn cứ Quyết định hủy bỏ Quyết định tạm đình chỉ (hoặc đình chỉ) điều tra vụ án hình sự đối với bị can số…… ngày…… tháng…… năm………., Quyết định hủy bỏ Quyết định tạm đình chỉ (hoặc đình chỉ) điều tra vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm………. của(8) ……(nếu có);
Xét thấy(9) …………
YÊU CẦU:
1. …(7) … ra quyết định phục hồi điều tra đối với bị can…………. và tiến hành điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. …(7) … gửi, thông báo Quyết định phục hồi điều tra cho Viện kiểm sát …………… và người tham gia tố tụng theo quy định tại khoản 2 Điều 235 Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– CQĐT;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG(10)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu yêu cầu phục hồi điều tra vụ án đối với bị can:
(1): Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2): Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4): Trường hợp việc điều tra bị tạm đình chỉ thì căn cứ Điều 229; trường hợp bị đình chỉ thì căn cứ Điều 230 BLTTHS.
(5): Trường hợp yêu cầu phục hồi điều tra vụ án hình sự có bị can là pháp nhân thương mại thì bổ sung căn cứ Điều 431 BLTTHS
(6): Tên cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án
(7): Tên cơ quan ra Quyết định tạm đình chỉ (hoặc đình chỉ) điều tra đối với bị can.
(8): Tên cơ quan ra Quyết định huỷ bỏ Quyết định tạm đình chỉ (hoặc đình chỉ) điều tra đối với bị can.
(9): Nêu lý do phục hồi điều tra đối với bị can.=
(10): Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:“KT. VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ VIỆN TRƯỞNG”.
4. Quy định của pháp luật về phục hồi điều tra đối với bị can:
Phục hồi điều tra được áp dụng đối với những trường hợp như: có lý do, căn cứ để huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra tuy nhiên vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và ngược lại trong trường hợp vụ án tạm đình chỉ điều tra nhưng đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm thì cơ quan có thẩm quyền điều tra trao đổi bằng văn bản với viện kiểm sát trước khi ra quyết định đình chỉ điều tra mà không phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
Theo quy định của pháp luật thì thời hạn điều tra được xác định dựa trên quy định trong Bộ luật hình sự 2015 và dựa trên phân loại tội theo khoản, điều của Bộ luật Hình sự 2015 ghi trong quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì việc xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định dựa trên căn cứ vào khung hình phạt trong cấu thành cơ bản của điều luật nếu trường hợp quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can chỉ ghi điều luật, không ghi khoản và quá trình điều tra chưa chứng minh làm rõ được hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật. Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra thì việc giao, gửi, thông báo quyết định đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra đối với bị can được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi có căn cứ để huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra đối với bị can thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phục hồi điều tra và mẫu quyết định phục hồi điều tra được ban hành theo mẫu mà pháp luật đã quy định. Khi ra quyết định phục hồi điều tra đối với bị can thì trong một số trường hợp do tính chất phức tạp của vụ án thì có thể gai hạn thời gian điều tra vụ án và cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra trong thời gian chậm nhất là mười ngày trước khi hết thời hạn điều tra. Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm được xác định theo quy định của pháp luật.
– Theo đó, pháp luật cũng quy định rõ về thời hạn gia hạn điều tra, tuỳ vào từng loại tội phạm mà có những thời hạn gia hạn điều tra:
+ Có thể gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng .
+ Có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng.
+ Có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
* Lưu ý: Gia hạn thời gian điều tra bổ sung trong một số trường hợp được quy định như sau:
+ Thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung.
+ Thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung.
+ Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.
+ Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ tố tụng hình sự 2015 mà cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật. Theo đó, thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại thực hiện theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp vụ án do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố sau đó chuyển cho Cơ quan điều tra để điều tra theo thẩm quyền thì khi Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, quyết định đình chỉ điều tra phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
+ Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
– Cơ sở pháp lý:
+ Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
+ Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP quy định phối hợp thực hiện một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự về quản lý, giải quyết các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp.
Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi
CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI
Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0971106895
Nguồn: https://luatduonggia.vn/mau-yeu-cau-phuc-hoi-dieu-tra-doi-voi-bi-can-106-hs-va-huong-dan-chi-tiet/