Bài viết Môi trường chính trị – pháp luật trong kinh doanh quốc tế được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
1. Khái niệm kinh doanh quốc tế và hoạt động kinh doanh quốc tế hiện nay:
Xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ đối ngoại, hợp tác kinh doanh ngày càng được Nhà nước đẩy mạnh thực hiện. Người ta gọi là quan hệ kinh doanh quốc tế. Liên quan đến lĩnh vực kinh doanh này có rất nhiều vấn đề phát sinh liên quan. Dưới đây là bài phân tích và làm rõ về môi trường chính trị – pháp luật trong kinh doanh quốc tế.
1. Khái niệm kinh doanh quốc tế và hoạt động kinh doanh quốc tế hiện nay:
Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, việc kinh doanh, phát triển kinh tế không chỉ nằm trong khuôn khổ của quốc gia, vùng lãnh thổ, mà nó còn mang tính chất toàn cầu. Đó chính là hoạt động kinh doanh quốc tế. Kinh doanh quốc tế là việc thực hiện hoạt động đầu tư vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi có liên quan tới hai hay nhiều nước và khu vực khác nhau.
Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại đã giúp hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng có dấu hiệu gia tăng.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Các doanh nghiệp, công ty của các nước sẽ tiến hành hợp tác kinh doanh, trao đổi qua lại về lợi ích hàng hóa, sản xuất với nhau. Đặc biệt, các loại hình hàng hóa mà doanh nghiệp các nước hợp tác kinh doanh với nhau hết sức đa dạng và phong phú.
Sự gia tăng của hoạt động kinh doanh quốc tế xuyên quốc gia đã giúp cho nền kinh tế thế giới có những bước chuyển mình tích cực và mạnh mẽ.
2. Môi trường chính trị – pháp luật trong kinh doanh quốc tế:
3.1. Môi trường chính trị trong kinh doanh quốc tế:
Kinh doanh quốc tế thực chất là hoạt động kinh doanh đối ngoại giữa các quốc gia trên thế giới nhằm thu về lợi nhuận. Do đó, hoạt động này liên quan mật thiết đến nền chính trị của các quốc gia tham gia. Do đó, khi tìm hiểu về môi trường chính trị trong kinh doanh quốc tế, chủ thể tham gia cần lưu ý những vấn đề sau:
– Thứ nhất, về vấn đề chính trị đối ngoại :
+ Quan hệ chính trị đối ngoại trong môi trường kinh doanh quốc tế có thể bao quát từ thân thiết, hợp tác đến quan hệ thù địch. Có thể khẳng định, chính trị đối ngoại ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề kinh tế mà các doanh nghiệp, công ty phải đối mặt.
+ Trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp, công ty của các nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo pháp luật của nước sở tại. Tình hình chính trị nhạy cảm thường dẫn đến các chính sách ngăn cấm sở hữu nước ngoài đối với các ngành kinh doanh thiết yếu hoặc dễ bị tổn thương, ví dụ như cá tiện ích giao thông, bưu chính viễn thông và phát thanh.
+ Thực tế, môi trường chính trị của nước sở tại có xu hướng được cải thiện nếu những công ty quyết định đầu tư và các cơ sở sản xuất địa phương thay vì nhập khẩu các sản phẩm cuối cùng từ bên ngoài để bán trong nước đó. Các cơ sở sản xuất địa phương cải thiện cán cân thanh toán của nước sở tại và tạo ra việc làm.
+ Hiện nay, vấn đề chính trị đối ngoại cũng luôn tồn tại những mặt đối trọng tiêu cực, đối lập nhau giữa nhà nước sở tại và các doanh nghiệp nước ngoài. Hiểu một cách đơn giản, bên nào cũng muốn thu lợi ích về mình. Vậy nên, sự đối lập về lợi ích là một trong những vấn đề diễn ra phổ biến trong môi trường chính trị kinh doanh quốc tế.
– Thứ hai, về vấn đề chính trị đối nội:
+ Chính trị đối nội là quan hệ thương mại liên quan trực tiếp đến chính trị nước của công ty mẹ.
+ Thực tế, so với chính trị đối ngoại, thì với chính trị đối nội, các doanh nghiệp, công ty sẽ gặp ít rắc rối liên quan hơn. Song quan hệ chính trị đối nội cũng chứa đựng những khó khăn nhất định. Điển hình là sự chỉ trích trong hoạt động nội bộ. Những lời chỉ trích nội bộ về hoạt động quốc tế của các công ty phần lớn xuất phát từ các tổ chức chính trị và xã hội, các tổ chức đó thường buộc tội công ty qua tài chính xuất khẩu và công việc của công ty. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, sự phản đối đối với các hàng nhập khẩu và các hoạt động đầu tư nước ngoài là dựa trên nguyên tắc đạo đức.
+ Hiện nay, Chính phủ của các nước này đã có những quyết định can thiệp vào dòng chảy tự do của thương mại và các chính sách mà họ đưa ra chủ yếu là vì mục đích chính trị hơn là vị mục đích kinh tế.
– Thứ ba, về vấn đề chính trị quốc tế:
+ Chính trị quốc tế là sự giao thoa của các nhân tố môi trường toàn diện của hai hay nhiều quốc gia. Sự giao thoa này bên cạnh lợi ích tạo nên sự đa dạng cho các loại hình hàng hóa, thì còn chứa đựng những tiêu cực phức tạp về môi trường chính trị.
+ Giữa các quốc gia mẹ của các công ty đôi khi không có sự đồng điệu về tư tưởng chính trị với nhau. Điều này tạo nên sự bất đồng nhất định về mặt lợi ích.
+ Chính trị quốc tế chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực sẽ khiến cho quan hệ kinh doanh quốc tế chuyển dịch theo chiều hướng tiêu cực.
2.2. Môi trường pháp luật trong kinh doanh quốc tế:
Pháp luật được xem là thước đo điều chỉnh mọi hoạt động của công dân của tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, trong quan hệ kinh doanh quốc tế, môi trường pháp luật có vai trò, tầm quan trọng đặc biệt, nó chi phối mọi hoạt động hợp tác kinh doanh quốc tế. Cụ thể như sau:
– Trên thế giới có các hệ thống pháp luật như sau: Thông luật; luật dân sự; luật mang tính chất tôn giáo.
– Xoay quanh vấn đề pháp luật toàn cầu có các vấn đề cụ thể sau đây: Tiêu chuẩn hóa; quyền sở hữu trí tuệ; quyền sở hữu công nghiệp; Bằng phát minh sáng chế; Nhãn hiệu đăng ký; Bản quyền tác giả; sự đảm bảo và trách nhiệm với sản phẩm; thuế; đạo luật chống độc quyền.
– Có thể thấy, môi trường pháp luật trong kinh doanh quốc tế xoay quanh những vấn đề cụ thể, cơ bản như trên. Ở mỗi quốc gia khác nhau, sự điều chỉnh về mặt pháp luật cũng có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên, những khác biệt này sẽ xoay quanh khuôn khổ của pháp luật toàn cầu.
Môi trường pháp luật, chính trị trong kinh doanh quốc tế hết sức phong phú và đa dạng. Khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp, công ty không chỉ chịu sự quản thúc, chi phối của hệ thống chính trị- pháp luật của nước mình, mà còn chịu sự ảnh hưởng nhất định của hệ thống chính trị- pháp luật của các quốc gia khác trên thế giới (thậm chí là sự chi phối của các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế chung nhất). Các vấn đề liên quan đến pháp luật toàn cầu chính là sự điều chỉnh hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau. Việc các doanh nghiệp, công ty tuân thủ đầy đủ các yếu tố, nguyên tắc chung về pháp luật giúp hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra một cách cụ thể, khách quan và đúng đắn; giúp giá trị kinh doanh quốc tế đạt hiệu quả tối ưu nhất.
3. Ý nghĩa của hoạt động kinh doanh quốc tế:
Kinh doanh quốc tế mang đến những ý nghĩa tích cực nhất định đối với chủ thể các nước tham gia hoạt động kinh doanh cũng như sự phát triển chung của kinh tế toàn cầu. Cụ thể như sau:
– Đối với doanh nghiệp và các quốc gia mẹ trong hoạt động kinh doanh quốc tế: Các doanh nghiệp, quốc gia sẽ thu về cho mình một nguồn lợi kinh tế nhất định, Nguồn lợi kinh tế, uy tín trên thị trường thương mại quốc tế được xem là bước chuyển mình mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trong nền kinh tế thế giới; thúc đẩy cơ cấu thị trường hàng hóa; đảm bảo sự phát triển của kinh tế nước nhà.
– Đối với sự phát triển chung của kinh tế thế giới: Nền kinh tế thế giới sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Sự chuyển mình này tác động sâu sắc đến giá trị sống của người dân.
Như vậy, có thể khẳng định, lợi ích lớn nhất của hoạt động kinh doanh quốc tế mà ta có thể thấy là tính lợi nhuận mà các doanh nghiệp, công ty có thể thu về.
Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động kinh doanh quốc tế còn mang đến những ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Cụ thể, hoạt động kinh doanh quốc tế là sự hợp tác giữa thị trường hàng hóa của rất nhiều quốc với nhau. Do đó, đôi khi sự giao thoa của nền văn hóa, chính trị, pháp luật giữa các nước sẽ dẫn đến sự thiếu công bằng về lợi ích của các bên tham gia. Cùng với đó, sự cạnh tranh cũng diễn ra một cách mạnh mẽ, gây khó khăn trong sự tiếp cận thị trường toàn cầu của một số nước.
Nguồn: https://luatduonggia.vn/moi-truong-chinh-tri-phap-luat-trong-kinh-doanh-quoc-te/