Bài viết Mức phạt về ghi nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
1. Việc ghi nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2018 hiện nay thì có ghi nhận cụ thể về vấn đề in ấn nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì của thuốc lá. Cụ thể như sau: Thuốc lá được xem là khái niệm để chỉ một loại sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc được sản xuất từ một phần nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu hoặc thuốc lá xì gà, thuốc lá sợi hoặc thuốc nào, thậm chí là bao gồm nhiều dạng khác theo quy định của phát. Tuy nhiên thuốc lá hiện nay được xác định sẽ gây ra nhiều thiệt hại đến sức khỏe của con người. Tác hại của thuốc lá chính là ảnh hưởng có hại của quá trình sản xuất và sử dụng thuốc lá đến sức khỏe của con người, tác động tiêu cực đến môi trường và đến sự phát triển của kinh tế xã hội. Vì thế cho nên, pháp luật hiện nay đã đề ra những quy định về việc ghi nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì của thuốc lá. Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật Phòng chống ác hại thuốc lá năm 2018, vì nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được quy định cụ thể như sau:
– Thuốc lá được sản xuất và nhập khẩu để tiêu thụ trên lãnh thổ của Việt Nam thì phải đắp ứng được các quy định về ghi nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo đúng quy định của pháp luật;
– Việc ghi giá đối với thuốc lá được sản xuất và nhập khẩu để tiêu thụ trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ phải được thực hiện bằng tiếng Việt và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hàng hóa, cũng như đảm bảo được các yêu cầu cụ thể như: In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì của thuốc lá, hình ảnh phải đảm bảo yếu tố rõ ràng và dễ nhìn, phản ánh được rõ nét tác hại của thuốc lá, và dễ hiểu đối với người tiêu dùng, dán tem hoặc in mã số, in mã vạch một cách rõ nét, ghi cụ thể ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng trên bao bì của thuốc lá, ghi rõ số lượng điếu thuốc với bao thuốc lá dạng điếu, hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác nhau, không được sử dụng những cụm từ khiến cho người đọc khó hiểu hoặc hiểu không đúng về tác hại của thuốc lá, phản ánh sai về tác hại của thuốc lá đối với đời sống và khói thuốc lá đối với sức khỏe của con người;
– Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì của thuốc lá phải mô tả một cách cụ thể và rõ nét tác hại trong quá trình sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe của con người, phải thể hiện được rõ nét những thông điệp thích hợp, và phải được thay đổi định kỳ trong thời hạn 2 năm một lần theo đúng quy định của pháp luật;
cảnh báo sức khỏe được in trên bao bì của thuốc lá phải chiếm diện tích ít nhất 50% diện tích mỗi mặt trước và mặt sau của thuốc lá;
– Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu ra nước ngoài phải được thực hiện theo yêu cầu của các loại thuốc lá nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam;
– Chủ thể có thẩm quyền đó là Bộ trưởng Bộ y tế phối hợp với Bộ trưởng Bộ công thương theo quy định của pháp luật để thực hiện việc ghi nhãn và in ấn cảnh báo sức khỏe trên bao bì của thuốc lá theo quy định của pháp luật;
– Đồng thời từ chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in ấn cảnh báo sức khỏe trên bao bì của thuốc lá phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước.
2. Mức phạt về ghi nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá:
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 26 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sửa đổi bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế), có ghi nhận về mức phạt về ghi nhãn cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Trưng bày quá một bao hoặc một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá tại đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá;
– Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi;
– Bán hoặc tiến hành những hoạt động cung cấp thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật;
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 27 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (sửa đổi bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế), thì hành vi vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được quy định như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Hành vi vi phạm về việc in cảnh báo sức khỏe không đúng mẫu, vị trí, diện tích và màu sắc theo quy định của pháp luật;
– Hành vi vi phạm về việc không thay đổi định kỳ 2 năm một lần cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật;
– Hành vi vi phạm về việc không ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;
– Sử dụng những ngôn ngữ làm người đọc, cũng như những đối tượng sử dụng hiểu thuốc lá là hàng hóa ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người.
Thứ hai, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Hành vi vi phạm về việc không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật đối với thuốc lá sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ trên lãnh thổ củaViệt Nam;
– Hành vi vi phạm về việc ký hợp đồng, hoặc hành vi trong việc sản xuất thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ trong lãnh thổ của Việt Nam khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ ba, hình thức xử phạt bổ sung có thể áp dụng là: Đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.
Thứ tư, biện pháp khắc phục hậu quả có thể áp dụng là: Buộc thu hồi sản phẩm và khắc phục, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 15 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2018, có quy định về việc, ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
– In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên bao bì của thuốc lá, hình ảnh phải đảm bảo yếu tố rõ ràng và dễ nhìn, phản ánh được rõ nét tác hại của thuốc lá, và dễ hiểu đối với người tiêu dùng;
– Dán tem hoặc in mã số, in mã vạch một cách rõ nét, ghi cụ thể ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng trên bao bì của thuốc lá;
– Ghi rõ số lượng điếu thuốc với bao thuốc lá dạng điếu, hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác nhau;
– Không được sử dụng những cụm từ khiến cho người đọc khó hiểu hoặc hiểu không đúng về tác hại của thuốc lá, phản ánh sai về tác hại của thuốc lá đối với đời sống và khói thuốc lá đối với sức khỏe của con người.
4. Những hành vi khác bị nghiêm cấm trong các hoạt động về thuốc lá?
Theo Điều 9 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2018, thì các hành vi bị nghiêm cấm được ghi nhận cụ thể như sau:
– Sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, mua bán, vận chuyển đối với các loại sản phẩm được xác định là thuốc lá giả, hoặc những sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu;
– Hành vi quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; hành vi vi ơhạm trong lĩnh vực tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới bất kì hình thức nào;
– Hành vi vi phạm trong việc tài trợ của các chủ thể là các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2018;
– Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá, hoặc thậm chí là sử dụng người chưa đủ 18 tuổi trong việc mua, bán thuốc lá;
– Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi trái với quy định pháp luật do đây là đối tượng cần được bảo vệ;
– Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động, sử dụng công nghệ và kĩ thuật để bán với khối lượng lớn; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm;
– Sử dụng hình ảnh thuốc lá trái phép trên các phương tiện truyền thông báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;
– Vận động người khác hoặc, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá trái với mong muốn của họ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2018;
– Nghị định 124/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi
CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI
Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0971106895
Nguồn: https://luatduonggia.vn/muc-pha%cc%a3t-ve-ghi-nha%cc%83n-ca%cc%89nh-bao-suc-kho%cc%89e-tren-bao-bi-thuoc-la/