Bài viết Mức phạt vi phạm về thăm dò, khai thác tài nguyên nước được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
1. Mức phạt vi phạm về thăm dò, khai thác tài nguyên nước:
1.1. Quản lý nhà nước về thăm dò và khai thác tài nguyên nước:
Quản lý nhà nước là sự chỉ huy và điều hành xã hội của các cơ quan (lập pháp, hành pháp, tư pháp) với mục đích để thực thi quyền lực nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Quản lý tài nguyên nước là nhân tố không thể thiếu nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững trong nông nghiệp và công nghiệp. Sự gia tăng dân số và đô thị hóa cũng như công nghiệp hóa đã tăng cường áp lực đối với tài nguyên nước gây ra khăn hiếm nước cạnh tranh giữa những người sử dụng, ô nhiễm nguồn nước và hiện tượng nhiễm mặn cũng như suy thoái lưu vực, gia tăng hạn hán và lũ lụt. Người nghèo thường là những người chịu thiệt hại nhất và môi trường cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Tuy nhiên có thể hiểu quản lý nhà nước về tài nguyên nước như sau: Đó là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước lên đối tượng bị quản lý trong việc tổ chức quy hoạch điều hành các nguồn nước thông qua quá trình quản lý của các chủ thể là cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp … có liên quan trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn nước của người dân, góp phần vào việc tạo xây dựng và phát triển đất nước trong lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường một cách có hiệu quả và công bằng. Nhìn chung thì quản lý nhà nước về tài nguyên nước và môi trường là một bộ phận quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước đối với tài nguyên nói chung và các chính sách kinh tế xã hội nói riêng. Trong đó có thể thấy lĩnh vực tài nguyên nước là một lĩnh vực cần phải được nhà nước quan tâm hàng đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
1.2. Mức phạt vi phạm về thăm dò, khai thác tài nguyên nước:
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 10 của Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ), thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước như sau: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực. Nhìn chung thì giấy phép tài nguyên nước sẽ bị đình chỉ hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Các chủ thể có hành vi vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
– Các chủ thể có hành vi chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
– Các chủ thể có hành vi không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
– Các chủ thể có hành vi lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ), thì mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (bao gồm cả kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo những quy định nêu trên, các chủ thể có hành vi vi phạm về thăm dò, khai thác tài nguyên nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
2. Thăm dò, khai thác tài nguyên nước trái pháp luật có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xét thấy, nếu các chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về vấn đề thăm dò, khai thác tài nguyên nước mà thỏa mãn các cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 227 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối tượng tác động của loại tội phạm này được quy định là tài nguyên nước, tài nguyên dầu khí hoặc các loại khoáng sản như than, cát, quặng kim loại … hành vi được điều luật quy định là hành vi nghiên cứu và thăm dò cũng như khai thác tài nguyên trong đất liền và hải đảo, tài nguyên tại nội thủy hoặc lãnh hải hoặc các vùng đặc quyền kinh tế, thậm chí là trên thèm lục địa và vùng trai của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép. Cơ sở pháp lý để xác định tính trái phép của các hành vi này là các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành quy định về chế độ khai thác và thăm dò tài nguyên. Hành vi nói trên bị coi là tội phạm nếu thỏa mãn các dấu hiệu được quy định tại Điều 227 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Ngoài ra thì lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý đối với hành vi vi phạm các quy định của nhà nước trong lĩnh vực khai thác và thăm dò tài nguyên.
Như vậy, pháp luật hiện nay có ghi nhận về tội vi phạm quy định về khai thác khoáng sản, tài nguyên có thể bị phạt tiền lên đến 1.500.000.000 đồng và phạt tù lên đến 7 năm đối với cá nhân. Trường hợp, pháp nhân thực hiện hành vi vi phạm tội này, có thể bị phạt tiền lên đến 7.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
3. Ý nghĩa và vai trò của hoạt động quản lý tài nguyên nước:
Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tài nguyên nước liên quan hằng ngày đến các hoạt động sinh sống và hoạt động kinh tế của con người trong nhiều lĩnh vực đáng kể nhất là hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp, cũng như quá trình công nghiệp và đô thị hóa. Nước được coi là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng cần thiết đối với cuộc sống của nhân loại và là một loại tài nguyên thiên nhiên hữu hạn. Vì thế quá trình quản lý hoạt động khai thác và thăm dò tài nguyên nước cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nâng cao vai trò của các chủ thể trong hoạt động bảo vệ tài nguyên nước cũng như xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, thúc đẩy các chủ thể thực hiện tốt quy định của pháp luật và hạn chế tối đa các vi phạm trong hoạt động khai thác thăm dò tài nguyên nước trái quy định của pháp luật.
Thứ hai, bảo vệ tài nguyên nước trên thực tế một cách có hiệu quả. Bởi nhìn chung thì nước là yếu tố cấu thành sự sống và chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần các tế bào. Nước ngày nay càng trở nên khan hiếm. Vì vậy nước cần phải được sử dụng một cách có hiệu quả và tiết kiệm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.
Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi
CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI
Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0971106895
Nguồn: https://luatduonggia.vn/muc-phat-vi-pham-ve-tham-do-khai-thac-tai-nguyen-nuoc/