Mức xử phạt với vi phạm về tuyển sinh đại học, cao đẳng

Bài viết Mức xử phạt với vi phạm về tuyển sinh đại học, cao đẳng được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

    1. Quy định của pháp luật về mức xử phạt với vi phạm về tuyển sinh đại học, cao đẳng:

    1.1. Khái quát về tuyển sinh đại học, cao đẳng: 

    Tuyển sinh đại học, cao đẳng là hoạt động phát hiện và tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn theo quy định để được vào nhập học ở các trường đại học, các trường cao đẳng. Tuyển sinh được xem là khâu tuyển chọn nguồn nhân lực đầu vào, chất lượng đào tạo của nhà trường trước hết phụ thuộc vào chất lượng của quá trình tuyển sinh. Một nhà trường đại học và một nhà trường cao đẳng tuyển chọn được nhiều sinh viên giỏi thì sẽ có điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng đào tạo và ngược lại. Nhìn chung thì xu hướng phát triển của quá trình thi tuyển sinh đại học và cao đẳng trong những năm tới sẽ tiếp tục thực hiện theo phương án “ba chung”, và phải đi sâu vào chất lượng. Về lâu dài, thì tuyển sinh đại học và cao đẳng sẽ tiến tới giao quyền tự chủ cho các trường. Các cơ quan chức năng của các bộ ban ngành sẽ tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng đảm bảo tính đồng bộ hệ thống và chất lượng trong thi cử. Cần phải nghiên cứu đổi mới cách quản lý tuyển sinh sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội và tuyển chọn được những học sinh giỏi, cũng như đảm bảo tính công bằng và tiết kiệm, tính hiệu quả và khắc phục được những tình trạng tiêu cực trong hiện tượng tuyển sinh ngày nay.

    1.2. Mức xử phạt với vi phạm về tuyển sinh đại học, cao đẳng: 

    Hiện nay, mức phạt vi phạm hành chính về tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng được quy định tại Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (sau được sửa đổi tại Nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục), cụ thể như sau:

    Thứ nhất, mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh cao đẳng ba tổ chức tuyển sinh đại học, cụ thể như sau:

    (1) Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

    – Có hành vi sai phạm trong việc thông báo và công bố đề án tuyển sinh không đúng hoặc không đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành;

    – Có hành vi sai phạm trong việc thông báo tuyển sinh không đủ thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành.

    (2) Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

    – Có hành vi sai phạm trong việc công bố chỉ tiêu tuyển sinh vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh;

    – Có hành vi sai phạm trong việc không thực hiện đúng quy trình tuyển sinh theo quy định của pháp luật hiện hành.

    (3) Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

    – Có hành vi sai phạm trong việc không công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo có quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào;

    – Có hành vi sai phạm trong việc thực hiện tuyển sinh không đúng đề án tuyển sinh đã công bố.

    (4) Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định háp luật trong việc tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành hoặc chương trình giáo dục của nước ngoài khi chưa được phép thực hiện.

    Thứ hai, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh đại học và đối tượng tuyển sinh cao đẳng, cụ thể như sau:

    (1) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sinh sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh ở cấp trung học phổ thông theo các mức phạt sau:

    – Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai dưới 10 người học;

    – Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai từ 10 người học đến dưới 30 người học;

    – Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai từ 30 người học trở lên.

    (2) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng nhóm ngành giáo viên sai đối tượng theo các mức phạt sau:

    – Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai dưới 10 người học;

    – Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai từ 10 người học đến dưới 30 người học;

    – Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai từ 30 người học trở lên.

    (3) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sinh đào tạo trình độ đại học sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh theo các mức phạt sau:

    – Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai dưới 10 người học;

    – Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai từ 10 người học đến dưới 30 người học;

    – Phạt tiền từ 110 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai từ 30 người học trở lên.

    (4) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ sai đối tượng quy định tại quy chế tuyển sinh theo các mức phạt sau:

    – Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai dưới 05 người học;

    – Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai từ 05 người học đến dưới 10 người học;

    – Phạt tiền từ 110 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sai từ 10 người học trở lên. 

    (5) Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc khai man, sửa chữa giấy tờ trong hồ sơ tuyển sinh để được trúng tuyển nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Thứ ba, các mức xử phạt áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định về chỉ tiêu tuyển sinh đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, cụ thể như sau:

    Xem thêm  Thời gian nghỉ thai sản có phải đóng tiền quỹ công đoàn không?

    (1) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sinh vượt chỉ tiêu ở cấp trung học phổ thông theo các mức phạt sau:

    – Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 03% đến dưới 10%;

    – Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;

    – Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;

    – Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 20% trở lên.

    (2) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sinh để đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành giáo viên vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo các mức phạt sau:

    – Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 03% đến dưới 10%;

    – Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;

    – Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;

    – Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 20% trở lên.

    (3) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sinh để đào tạo trình độ đại học vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo các mức phạt sau:

    – Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 03% đến dưới 10%;

    – Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;

    – Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;

    – Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 20% trở lên.

    (4) Phạt tiền đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển sinh để đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo các mức phạt sau:

    – Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 03% đến dưới 10%;

    – Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;

    – Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;

    – Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể trong việc tuyển vượt từ 20% trở lên.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm về tuyển sinh đại học, cao đẳng: 

    Thứ nhất, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các vi phạm quy định về tổ chức tuyển sinh cao đẳng ba tổ chức tuyển sinh đại học, cụ thể như sau: Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với hành vi vi phạm.

    Thứ hai, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về đối tượng tuyển sinh đại học và đối tượng tuyển sinh cao đẳng, cụ thể như sau:

    – Buộc hủy bỏ quyết định trúng tuyển của các chủ thể có thẩm quyền; buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật nếu hành vi vi phạm có lỗi của cả đối tượng thực hiện hành vi vi phạm và người nhập học;

    – Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật nếu người học không có lỗi;

    – Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định trúng tuyển.

    Thứ ba, biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với các hành vi vi phạm quy định về chỉ tiêu tuyển sinh đại học và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, cụ thể như sau: Buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

    3. Một số biện pháp đổi mới công tác tuyển sinh đại học và cao đằng: 

    Thứ nhất, cần xây dựng một bộ phận chuyên trách làm công tác tuyển sinh và cần phải tách bộ phận này ra thành một bộ phận riêng để đảm bảo tính khách quan và minh bạch.

    Thứ hai, cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cán bộ tuyển sinh trong quá trình tuyển sinh đại học và cao đẳng, công tác tuyển sinh là công tác hoạt động của toàn bộ các trường cũng như các cấp đảng ủy, vì thế cho nên mọi thành viên đều phải có trách nhiệm tham gia và thực hiện một cách đầy đủ trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình để đảm bảo được kết quả tốt trong quá trình tuyển sinh.

    Thứ ba, cần đa dạng hóa các hình thức quảng bá cũng như tư vấn tuyển. Quảng bá và tư vấn là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp đến với các đối tượng tuyển sinh và những người có liên quan. Vì vậy muốn cho công tác tuyển sinh được diễn ra tốt nhất thì cần phải có nhiều hình thức quảng bá phong phú và đa dạng cũng như thường xuyên trên các phương tiện thông tin và truyền thông. 

    Thứ tư, cần tăng cường đầu tư các cơ sở vật chất cũng như các thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình dạy học. Bởi vì cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu thể hiện và phản ánh chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục. Với một cơ sở đầu tư tốt thì sẽ tạo niềm tin hơn cho các đối tượng bậc phụ huynh khi cho con của họ tuyển sinh vào các môi trường đào tạo đó. Vì thế cần phải đầu tư những trang thiết bị máy móc phù hợp với chương trình đào tạo nhằm nâng cao thương hiệu và uy tín của trường đồng thời có tác động mạnh mẽ đến công tác tuyển sinh của ngôi trường.

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

    Nghị định số 04/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;

    Nghị định 127/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. 

      Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi

      CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI

      Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

      Hotline: 0971106895

      Nguồn: https://luatduonggia.vn/muc-xu-phat-voi-vi-pham-ve-tuyen-sinh-dai-hoc-cao-dang/

      097.110.6895
      097.110.6895