Muối là gì? Tính chất của muối? Phân loại và cách điều chế?

Muối là gì? Tính chất của muối? Phân loại và cách điều chế?

Bài viết Muối là gì? Tính chất của muối? Phân loại và cách điều chế? được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

1. Muối là gì?

    1. Muối là gì?

    Khi nhắc đến muối, hầu hết mỗi chúng ta đều nghĩ ngay đến muối ăn trong không gian bếp nhà mình, được sử dụng như một loại gai vị trong bữa ăn hàng ngày.

    Trong hóa học, muối là hợp chất, Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Định nghĩa này được nêu trong sách giáo khoa Hóa học lớp 8.

    Ta có định nghĩa nâng cao hơn là “Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit” được nêu trong sách giáo khoa Hóa học lớp 11.

    Theo đó,  ta có thể rút ra một khái niệm chung nhất về muối như sau: Muối là một hợp chất vô cơ, chứa các ion dương và ion âm, được tạo thành từ quá trình trao đổi ion, từ một hoặc nhiều nguyên tử kim loại (Cu, Al, Mg,…) hay cation NH4+ liên kết với một hoặc nhiều gốc axit khác nhau (SO42-, Cl, PO43-,…).

    Công thức hóa học của muối gồm hai phần: kim loại và gốc axit . Ví dụ: Muối có công thức hóa học Na2SO3 gồm phần kim loại là Na, phần gốc axit là gốc sunfit (=SO3).

    Muối bao gồm số lượng liên quan của các cation (ion mang điện tích dương) và anion (ion mang điện tích âm) để sản phẩm trung hòa về điện (không có điện tích thực). Các ion này có thể được giữ lại bởi sức hấp dẫn điện tử hoặc liên kết ion, khiến cho muối có tính chất bền vững. Nếu muối được hòa tan trong nước, các ion sẽ được giải phóng và có thể tham gia vào các phản ứng hóa học khác.

    2. Thành phần hóa học của muối:

    Muối gồm có 2 thành phần chính là nguyên tử kim loại hoặc gốc amoni NH4+ kết hợp với gốc axit. Vì thành phần khác nhau nên tên gọi của các loại muối cũng có sự khác biệt phụ thuộc vào mỗi thành phần.

    Tên muối = Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại thuộc dạng có nhiều hóa trị) + Tên gốc axit

    Ví dụ:

    – Fe(NO3)3  có tên gọi là Sắt (III) nitrat

    – Na2SO4 có tên gọi là Natri sunfat

    – Mg(NO3)2 có tên gọi là Magie nitrat

    Tên gọi của những gốc axit thông dụng:

    –Cl: clorua

    =S: sunfua

    =SO3: sunfit

    =SO4: sunfat

    =CO3: cacbonat

    ≡PO4: photphat

    3. Phân loại muối:

    Dựa theo thành phần hóa học, có thể chia muối thành 2 loại là muối trung hòa và muối axit:

    – Muối trung hòa: Là muối chưa gốc axit nhưng không chứa nguyên tử H mà có thể thay thế được bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ như Na2CO3, CaCO3,…

    – Muối axit: Là muối chưa gốc axit mà trong gốc axit vẫn còn tồn tại nguyên tử H chưa được thay thế bằng kim loại. Ví dụ như NaHSO4, K2HPO4,…

    Lưu ý: Ở muối axit, hóa trị của gốc axit sẽ trùng với số nguyên tử H đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

    4. Tính chất hóa học của muối:

    Muối có tính chất bền vững.

    – Tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới:

    Muối khi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành muối mới và kim loại mới. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể tạo thành kết quả như vậy, mà phản ứng chỉ xảy ra trong điều kiện kim loại tham gia (trừ các kim loại tan trong nước như Na, K, Ba, Ca, Li) mạnh hơn kim loại trong hợp chất muối.

    Hãy áp dụng dãy hoạt động hóa học của kim loại để xác định tính mạnh yếu của kim loại:  K > Na > Ca > Mg > Al > Zn > Fe > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg > Ag > Pt > Au

    Ví dụ:

    Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

    – Tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới:

    Để muối khi tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới, axit mới tạo thành phải yếu hơn axit tham gia phản ứng và đồng thời, muối mới cũng không tan (kết tủa) trong axit tạo thành.

    Ví dụ:

    BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

    – Tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới:

    Muối có khả năng phản ứng với dung dịch bazơ (các bazơ tan) để tạo thành muối mới và bazơ mới.

    Ví dụ:

    Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3

    NaOH + FeSO4 → Fe(OH)2 + Na2SO4

    Tác dụng với dung dịch muối tạo thành 2 muối mới:

    Muối có thể tác dụng với dung dịch muối tạo thành 2 loại muối mới (sản phẩm có thể là dung dịch muối hoặc kết tủa muối). Điều kiện để phản ứng xảy ra này là muối tham gia phải tan và sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa.

    Xem thêm  Suy nghiệm đánh giá nỗ lực là gì? Liên hệ thực tiễn ứng dụng trong kinh doanh

     Ví dụ:

    NaCl + AgNO3 → AgCl ↓+ NaNO3

    Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

    Phản ứng trao đổi:

    Muối khi tham gia phản ứng trao đổi: 2 hợp chất tham gia phản ứng sẽ trao đổi các thành phần hóa học với nhau để tạo ra những hợp chất mới. Phản ứng trao đổi chỉ xảy ra với điều kiện sản phẩm tạo thành có chất khí hoặc chất kết tủa.

    Trong phản ứng trao đổi, số oxi hóa của các nguyên tố tham gia luôn được giữ cố định.

    Ví dụ::

    K2SO4 + NaOH → phản ứng không xảy ra

    CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2

    Phản ứng phân hủy:

    Ở điều kiện nhiệt độ cao, một số loại muối sẽ tự phân hủy. Ví dụ như KMnO4, KClO3, CaCO3,…

    Ví dụ:

    2 KClO3 → 2 KCl + 3 O2

    CaCO3 → CaO + CO2

    5. Điều chế:

    Muối có thể được điển chế thông qua nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vàp mối loại muối cần điều chế. Ví dụ như muối ăn hàng này trong hóa học có công thức là NaCl có thể khai thác từ muối mỏ, khai thác từ nước biển hoặc tinh chế.

    Muối có thể được điều chế từ những phương pháp sau:

    –  Phương pháp trung hòa axit – bazơ. Ví dụ, để điều chế muối natri clorua (NaCl), axit clohidric (HCl) được trung hòa bằng natri hydroxit (NaOH) để tạo ra NaCl và nước. Hoặc

    – Phương pháp trung hòa kiềm-axit. Ví dụ, trung hòa axit clohidric (HCl) với canxi hydroxit (Ca(OH)2) ta được muối clorua canxi (CaCl2).

    – Phương pháp kết tủa. Ví dụ, muối sunfat canxi (CaSO4) có thể được điều chế bằng cách kết tủa từ dung dịch chứa ion canxi và ion sunfat.

    – Phương pháp điện phân. Ví dụ, Điện phân muối natri clorua (NaCl) có thể tạo ra natri kim loại và khí clo.

    – Phương pháp khử. Ví dụ, cách khử ion đồng (II) trong muối đồng clorua (CuCl2) bằng chất khử như khí hidr ta sẽ được muối đồng sunfat (CuSO4).

    – Phương pháp trung hòa muối kép. Ví dụ, axit tartaric (C4H6O6) được sử dụng để trung hòa và tạo ra muối kép, điều chế muối natri tartrate (Na2C4H4O6).

    – Phương pháp trao đổi ion. Ví dụ, muối sắt (II) sulfat (FeSO4) có thể được điều chế bằng cách trao đổi ion giữa muối sắt (III) clorua (FeCl3) và muối sắt (II) clorua (FeCl2) trong dung dịch.

    6. Bài tập về tính chất hóa học của muối:

    Bài 1: Hãy nêu tên một dung dịch muối khi tác dụng với các chất khác thì sẽ tạo ra các chất dưới đây và viết phương trình phản ứng

    a. Chất khí

    b. Chất kết tủa

    Hướng dẫn giải:

    a. Để tạo ra chất khí, ta có thể cho các muối cacbonat (CaCO3, Na2CO3, NaHCO3) hoặc các muối sunfit (Na2SO3) tác dụng với các dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng).

    Phương trình phản ứng:

    CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

    Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

    Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

    2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2↑ + H2O

    NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

    Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O

    Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O

    b. Để tạo ra chất kết tủa, ta có thể cho các dụng dịch muối Bari (BaCl2, Ba(NO3)2,…) tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra BaSO4 kết tủa hoặc với các dung dịch muối cacbonat (Na2CO3, K2CO3) tạo ra BaCO3 kết tủa.

    Phương trình phản ứng:

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

    Ba(NO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + HNO3

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

    Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3

    Ba(NO3)2 + K2CO3 → BaCO3↓ + 2KNO3

    Bài 2: Cho 2 dung dịch muối Mg(NO3)2 và CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với các chất dưới đây và viết phương trình phản ứng nếu có.

    a. Dung dịch HCl

    b. Dung dịch NaOH

    c. Dung dịch AgNO3

    Hướng dẫn giải:

    a. Không có muối nào tác dụng với dung dịch HCl

    b. Cả 2 dung dịch muối Mg(NO3)2 và CuCl2 đều tác dụng với dung dịch NaOH.

    Mg(NO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành Mg(OH)2 kết tủa.

    Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaNO3

    CuCl2 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành Cu(OH)2 kết tủa.

    CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

    c. Chỉ có dung dịch muối CuCl2 đều tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo thành AgCl kết tủa.

    CuCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl↓ + Cu(NO3)2

    Bài 3: Hãy nêu cách nhận biết 3 dung dịch muối CuSO4, AgNO3, NaCl đựng trong 3 lọ không nhãn bằng những dung dịch có sẵn trong phòng thí nghiệm và viết các phương trình phản ứng.

    Hướng dẫn giải:

    Bước 1: Lấy mẫu thử từ 3 lọ dung dịch và đánh số thứ tự từng mẫu thử

    Bước 2: Cho dung dịch NaCl có sẵn trong phòng thí nghiệm lần lượt cho vào từng mẫu thử

    • Mẫu thử có kết tủa trắng xuất hiện là dung dịch AgNO3.

    NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

    • 2 mẫu thử không có hiện tượng gì là dung dịch CuSO4 và NaCl.

    Bước 3: Cho dung dịch NaOH có sẵn trong phòng thí nghiệm vào 2 mẫu còn lại

    • Mẫu thử có kết tủa xuất hiện là dung dịch CuSO4.

    CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

    • Mẫu thử không có hiện tượng gì là dung dịch NaCl.​

      Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi

      CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI

      Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

      Hotline: 0971106895

      Nguồn: https://luatduonggia.vn/muoi-la-gi-tinh-chat-cua-muoi-phan-loai-va-cach-dieu-che/

      097.110.6895
      097.110.6895