Nhận lại con đẻ cần điều kiện và thực hiện thủ tục thế nào?

Bài viết Nhận lại con đẻ cần điều kiện và thực hiện thủ tục thế nào? được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

    1. Nhận lại con đẻ cần điều kiện và thực hiện thủ tục thế nào?

    1.1. Người con có phải từ bỏ cha mẹ nuôi để được nhận lại cha mẹ ruột không?

    Trong cuộc sống xã hội hiện nay có rất nhiều trường hợp, cha mẹ cho con đẻ của mình đi làm con nuôi cho một gia đình khác. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, người ta đặt ra câu hỏi: Liệu rằng người con có phải từ bỏ cha mẹ nuôi để được nhận lại cha mẹ ruột hay không? Bởi vì vấn đề này hiện nay đã không còn quá xa lạ trong xã hội, rất nhiều trường hợp cha mẹ đưa con ruột của mình cho người khác nhận con nuôi, tuy nhiên sau đó vì nhiều lý do khác nhau, họ lại muốn nhận lại chính người con ruột của mình. Căn cứ theo quy định tại Điều 90 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 hiện nay, thì có ghi nhận về quyền nhận cha mẹ của những đứa trẻ, cụ thể như sau:

    – Con có quyền nhận cha mẹ của mình theo đúng quy định của pháp luật, kể cả trong trường hợp cha mẹ đã qua đời;

    – Con đã thành niên nhận cha không cần phải có sự đồng ý của mẹ và ngược lại, con đã thành niên nhận mẹ cũng không cần phải có sự đồng ý của người cha.

    Như vậy thì có thể thấy, theo quy định của pháp luật nước ta hiện nay trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, thì các chủ thể là cá nhân hoàn toàn có quyền có đồng thời cả cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên bốn nhận cha mẹ nuôi thì cần phải tiến hành các thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi vì trên thực tế, mặc dù đã hình thành quan hệ cha mẹ con và các bên đều thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái nhưng do các bên không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho nên quan hệ nuôi con nuôi không được công nhận có giá trị pháp lý.

    Đồng thời thì đối với câu hỏi: Người con có phải từ bỏ cha mẹ nuôi để được nhận lại cha mẹ ruột hay không? Thì theo phân tích ở trên, những người con hoàn toàn có quyền có đồng thời cả cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột theo quy định, pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm vấn đề này, bởi điều này không vi phạm quy định về mặt đạo đức, không đi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, bởi vậy không có quy định nào ở Việt Nam yêu cầu một người phải tiến hành hoạt động từ bỏ cha mẹ nuôi thì họ mới được nhận lại cha mẹ ruột, trong trường hợp cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột là những người khác nhau.

    1.2. Nhận lại con đẻ cần điều kiện và thực hiện thủ tục thế nào?

    Để nhận lại con đẻ thì các chủ thể cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:

    – Chủ thể muốn nhận lại con đẻ phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với quy định của pháp luật, có khả năng nuôi dưỡng những người con và có phẩm chất đạo đức tốt; 

    – Việc nhận lại con đẻ xuất phát từ chính nhu cầu và mong muốn, phù hợp với ý chí của các bên chủ thể;

    – Quá trình nhận lại con đẻ phải tuân thủ theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, phải đáp ứng về hồ sơ và giấy tờ hợp lệ;

    – Việc nhận lại con đẻ cần phải được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền, nếu sai thẩm quyền thì hoạt động đó sẽ không được công nhận giá trị pháp lý.

    Như vậy thì có thể thấy, quá trình nhận lại con đen sẽ được tiến hành dựa trên thủ tục cơ bản như sau:

    Bước 1: Các bên chủ thể có nhu cầu tiến hành chuẩn bị một bộ hồ sơ yêu cầu nhận lại con đẻ, bộ hồ sơ này sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:

    – Những giấy tờ chứng minh quan hệ huyết thống theo quy định của pháp luật;

    – Các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hoặc thẻ căn cước công dân, hoặc hộ chiếu còn hiệu lực … của bố mẹ và con đẻ;

    – Những giấy tờ chứng minh về nơi cư trú của người nhận con và người được nhận làm con theo đúng quy định của pháp luật;

    – Các giấy tờ khác chứng minh quan hệ huyết thống phù hợp với quy định của pháp luật. 

    Xem thêm  Đi làm vào ngày nghỉ phép năm thì được tính lương thế nào?

    Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì các chủ thể có nhu cầu sẽ nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để các chủ thể này tiến hành hoạt động xem xét và đưa ra quyết định công nhận cho phép nhận lại con đẻ. Cụ thể ở đây là cơ quan đăng ký hộ tịch. Tức là sẽ do Ủy ban nhân dân cấp xã phường nơi người con đang thường trú sẽ có thẩm quyền công nhận lại con đẻ. 

    Bước 3: Sau khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 03 ngày làm việc, được tính kể từ ngày nhận được các loại giấy tờ nêu trên, nếu xét thấy việc nhận lại con đẻ là đúng cơ sở và không có tranh chấp xảy ra, thì công chức hộ tịch sẽ ghi vào sổ hộ tịch theo đúng quy định của pháp luật, và người đăng ký nhận lại con đẻ sẽ tiến hành hoạt động ký vào sổ hộ tịch, và sau đó xét báo cáo cho chủ thể có thẩm quyền đó là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã để họ tiến hành hoạt động cấp trích lục cho người yêu cầu. Trong trường hợp cần phải xác minh thêm một số giấy tờ thì thời hạn có thể kéo dài, tuy nhiên không quá 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận bộ hồ sơ.

    2. Mẫu đơn xin nhận lại con đẻ theo quy định của pháp luật hiện nay: 

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM          

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

    …, ngày … tháng … năm

    ĐƠN XIN NHẬN LẠI CON ĐẺ


    Kính gửi: …

    Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu nhận lại con: …

    Ngày, tháng, năm sinh: …

    Dân tộc: …

    Quốc tịch: …

    Giấy tờ tùy thân: …

    Số điện thoại liên hệ: …

    Hộ khẩu thường trú: …

    Chỗ ở hiện tại: …

    Đề nghị quý cơ quan công nhận người có tên dưới đây là con đẻ của tôi:

    Ngày, tháng, năm sinh: …

    Dân tộc: …

    Quốc tịch: …

    Giấy tờ tùy thân: …

    Số điện thoại liên hệ: …

    Hộ khẩu thường trú: …

    Chỗ ở hiện tại: …

    Lý do về việc nhận lại con đẻ tôi xin trình bày như sau: 

    Tôi cam đoan việc nhận … nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

    Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và giải quyết nguyện vọng trên theo đúng quy định của pháp luật.

    …, ngày … tháng … năm …

    Người yêu cầu

    (Ký và ghi rõ họ)

    3. Một số trường hợp cha mẹ đẻ đòi lại con đẻ theo quy định của pháp luật: 

    Hiện nay theo quy định của pháp luật thì, cha mẹ đẻ hoàn toàn có quyền đòi lại con đẻ, và làm thủ tục nhận lại con đẻ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    – Con nuôi này đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi theo đúng quy định của pháp luật;

    – Con nuôi bị kết án về một trong các tội theo quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến việc xâm phạm tính mạng sức khỏe, xâm phạm về danh dự nhân phẩm của cha mẹ nuôi, người con nuôi có những hành vi đi ngược với đạo đức xã hội và trái thuần phong mỹ tục, người con nuôi của hành vi ngược đãi và hành hạ đối với cha mẹ nuôi, hoặc người con nuôi có hành vi phát tán tài sản của cha mẹ nuôi; 

    – Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe, cha mẹ nuôi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của con nuôi, ngoài ra thì cha mẹ nuôi có những hành vi hành hạ và ngược đãi con nuôi;

    – Vi phạm một trong các quy định như sau: các chủ thể có hành vi gian dối trong việc thực hiện các giấy tờ giả mạo để làm thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi trái với quy định của pháp luật, có hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi trong cùng một gia đình với nhau, lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số, ông bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh chị em nhận nhau làm con nuôi trái với quy định của pháp luật … 

    Như vậy thì có thể thấy, nếu vi phạm một trong các hành vi nêu trên thì quan hệ nuôi con nuôi sẽ chấm dứt. Khi đó nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự và người con nuôi này không có khả năng lao động, người con nuôi không có tài sản để nuôi lấy chính bản thân mình thì tòa án có thể giao lại người con đó cho cha mẹ đẻ. Trong trường hợp này thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt sẽ được khôi phục.

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

    – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

    – Bộ luật Dân sự năm 2015. 

      Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi

      CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI

      Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

      Hotline: 0971106895

      Nguồn: https://luatduonggia.vn/nhan-lai-con-de-can-dieu-kien-va-thuc-hien-thu-tuc-the-nao/

      097.110.6895
      097.110.6895