Quyền con người là gì? Các quan điểm về khái niệm quyền con người?

Quyền con người là gì? Các quan điểm về khái niệm quyền con người?

Quyền con người, quyền công dân là những yếu tố cơ bản, nền tảng của một xã hội dân chủ, văn minh. Đây là vấn đề luôn dành sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Trong lịch sử ra đời và phát triển của nhân loại, có nhiều quan niệm về quyền con người được tiếp cận, xem xét và đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: Chính trị học, Triết học, Luật học, Văn học …. Chúng ta thấy rằng lịch sử ra đời và phát triển khoa học pháp lý của các nước trên thế giới, quyền con người bao gồm tổng hợp nhiều quyền năng cụ thể, phụ thuộc vào các quy định của pháp luật ở mỗi quốc gia.

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quan niệm về quyền con người đã hình thành từ rất sớm, kể từ khi xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp thì một trong những mục tiêu và động lực của các cuộc đấu tranh giai cấp đó chính là vấn đề quyền con người. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng của toàn nhân loại vươn tới những lý tưởng cao đẹp, đấu tranh giải phóng con người nhằm xây dựng một xã hội thực sự công bằng, dân chủ, nhân đạo.

Ngày 10 tháng 12 năm 1948, bản “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người” của Liên Hợp Quốc là văn bản đầu tiên của nhân loại đã công nhận con người có các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là mục tiêu lý tưởng chung nhất mà các quốc gia, dân tộc trên thế giới cần phải đạt tới và là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình thế giới. Đồng thời, đây còn là văn kiện quan trọng nhất trong vấn đề quyền con người, đã trở thành nguồn gốc của mọi luận chứng, suy tư và đấu tranh cho quyền con người trên thế giới.

Trong phạm vi của mỗi quốc gia trên thế giới, các quy định bảo đảm quyền con người được thể hiện thông qua việc ghi nhận các quyền con người trong Hiến pháp và pháp luật nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn và tôn trọng những quyền cơ bản của con người khi tham gia các hoạt động của đời sống xã hội. Vì vậy, hiện nay quyền con người đã được ghi nhận, khẳng định trong Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới.

Ở Việt Nam, sau thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 và giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, tôn trọng và bảo đảm quyền con người. Ngày 02 tháng 9 năm 1945, văn kiện có tính lịch sử trên phương diện quốc tế về quyền con người đã được ra đời, đó là Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt nam dân chủ cộng hòa. Kể từ đó, vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tiếp tục được ghi nhận trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tại Điều 14, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ bảo đảm theo Hiến và pháp luật”.

Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến quyền con người, trên thế giới và ở nước ta đã xuất hiện rất nhiều học giả, công trình khoa học khác nhau nghiên cứu về quyền con người và bảo vệ quyền con người, tuy nhiên, do có sự khác nhau trong quá trình tiếp cận và quan điểm về vấn đề lý luận của quyền con người dẫn đến đã có rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về vấn đề này. Theo Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thì quyền con người “là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại các hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người”.

Còn theo Tiến sĩ Chu Hồng Thanh trong bài viết “Các quan niệm khác nhau về nhân quyền trong thế giới hiện đại thì cho rằng: Nhân quyền là khả năng tự nhiên và khách quan của con người, với tư cách là thành viên xã hội, con người được bảo đảm bằng pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế về các giá trị cao quý của con người…

Theo tác giả Nguyễn Quang Hiền thì: Quyền con người là các khả năng của con người được bảo đảm bằng pháp luật về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình và của người khác trên cơ sở pháp luật.

Xem thêm  Mẫu đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ chi tiết nhất

Như vậy, cho đến nay vẫn còn tồn tại các quan niệm, cách nhìn nhận khác nhau về quyền con người trong mọi xã hội, mọi giai đoạn lịch sử, bởi vì quyền con người là những giá trị thiêng liêng, cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ, là vấn đề không thể tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát triển của thế giới hiện nay.

Thông qua việc nghiên cứu các quan điểm, quan niệm về quyền con người qua các văn bản pháp lý và các nhà khoa học trong nước và trên thế giới, có thể hiểu khái niệm về quyền con người như sau: “Quyền con người là các khả năng của con người được bảo đảm bằng pháp luật về những giá trị cơ bản nhất của mỗi con người, bao gồm các giá trị về nhân phẩm, tự do, lợi ích cơ bản của con người; bình đẳng và phổ biến giữa mọi cá nhân trong xã hội, được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và được bảo đảm bởi hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế”.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo quan điểm thứ 2 về quyền con người như sau:

Quyền con người một thuật ngữ pháp được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia chưa một định nghĩa chính thức về quyền con người chỉ dừng lại việc liệt các quyền con người. Chính vậy, các nhà nghiên cứu về nhân quyền luật học đã nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra định nghĩa về quyền con người. Theo một tài liệu thống của Liên hợp quốc, đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố, tuy nhiên chưa một định nghĩa nào bao hàm được tất cả thuộc tính của quyền con người

Được biết đến nhiều nhất khái niệm quyền con người của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc . Theo khái niệm này Quyền con người những bảo đảm pháp toàn cầu (universal legal guarantees) tác dụng bảo vệ các nhân các nhóm chống lại hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) tự do bản (fundamental freedoms) của con người. Ngoài ra, một khái niệm khác hay được các nhà nghiên cứu đề cập đến: ... quyền con người những sự được phép (entitlements) tất cả thành viên của cộng đồng nhân loại không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị hội... đều ngay từ khi sinh ra, đơn giản chỉ họ con người. Định nghĩa này phù hợp với cách hiểu thông thường về quyền con người

Việt Nam, một số chuyên gia quan nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều cách hiểu về quyền con người: Trung tâm nghiên cứu quyền con người của Viện Nghiên cứu khoa học hội đã tiếp cận khái niệm quyền con người dưới góc độ pháp : Quyền con người những đặc quyền (quyền tự nhiên) của con người được pháp luật công nhận, điều chỉnh, do nhân con người nắm giữ trong mối liên hệ với những nhân con người khác; Trong Từ điển Luật học, quyền con người Quyền của thành viên trong hội loài người, quyền của tất cả mọi người, đó nhân phẩm, nhu cầu lợi ích năng lực của con người thể chế hóa trong pháp luật quốc tế pháp luật quốc gia; v.v..

Các định nghĩa trên không hoàn toàn giống nhau nhưng xét chung lại, quyền con người thường được hiểu những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn khách quan của con người được ghi nhận bảo vệ trong pháp luật quốc gia các thỏa thuận pháp quốc tế. Quyền con người luôn mối liên hệ gần gũi với pháp luật bởi hầu hết những nhu cầu vốn , tự nhiên của con người không thể được đảm bảo đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng thực thi các quyền trở thành những quy tắc xử sự chung, hiệu lực bắt buộc thống nhất với tất cả mọi chủ thể trong hội chứ không phải chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức. Như vậy, nhìn góc độ nào, quyền con người cũng được xác định những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận tuân thủ. Đó những giá trị cao cả cần được tôn trọng bảo vệ trong hội mọi giai đoạn lịch sử.

097.110.6895
097.110.6895