Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất lớp 10

Bài viết Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất lớp 10 được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

1. Lý thuyết về vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất trong hệ mặt trời:

    1. Lý thuyết về vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất trong hệ mặt trời:

    1.1. Vũ trụ được hiểu như thế nào:

    – Được giải thích là khoảng không gian vô cùng vô tận gồm rất nhiều thiên hà.

    – Ở tại một thiên hà sẽ tập hợp thành nhiều các thiên thể (như ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,…) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.

    – Dải Ngân Hà là thiên hà có sự tồn tại của hệ Mặt Trời và các hành tinh xung quanh Mặt Trời trong đó bao gồm Trái Đất). Dải Ngân hà chứa tới hơn 1000 ngôi sao, có dạng đĩa dẹt.

    1.2. Hệ mặt trời được hiểu như thế nào:

    – Trong Dải Ngân Hà chứa rất nhiều thiên thể, tập hợp các thiên thể có Trái đất được gọi là Hệ Mặt Trời.

    – Vị trí của Mặt Trời trong hệ Mặt Trời: Mặt trời nằm ở khu vực trung tâm giữa các thiên thể, các thiên thể chuyển động xung quanh hệ Mặt trời nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời. Theo nghiên cứu của các nhà thiên văn, hầu hết các thiên thể được hình thành từ sự suy vong của một đám mây phân tử khổng lồ cách khoảng thời gia hiện tại gần 4,6 tỷ năm.

    – Trong hệ mặt trời bao gồm mặt trời và 9 hành tinh quay quanh nó, chúng chuyển động theo các quỹ đạo dạng ellip. Vòng đầu thiên gần nhất với Mặt Trời gồm 4 hành tinh dạng rắn là sao Thủy, sao Kim, quả Đất, sao Hỏa, vòng thứ hai xa hơn trung tâm Mặt Trời có 5 hành tinh tồn tại ở dạng khí là sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương, sao Diêm Vương.

    – Sao Hỏa và sao Mộc ở giữa hai hành tinh này có một vành đai gồm các tiểu hành tinh với đường kính lên tới vài trăm Kilomet. Mỗi hành tinh trong hệ Mặt Trời đều có từ 1 đến 22 vệ tinh, trừ sao Thủy và sao Kim.

    Bên cạnh đó, xung quanh Mặt Trời còn bao gồm một số sao chổi (được giải thích là một dạng nhân rắn chứa bụi và nước đá có đuôi hơi nước kéo dài đến hàng triệu kilômét) quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo ellip rất dẹt.

    1.3. Trái đất trong hệ mặt trời hiểu như thế nào:

    – Trái Đất là một hành tinh dạng rắn tồn tại trong Hệ Mặt Trời. Trái đất là hành tinh nằm ở vị trí thứ 3 tính từ Mặt trời, cùng với Mặt trăng (một vệ tinh duy nhất tạo ra một hệ thống hành tinh kép đặc biệt). Trái đất được coi là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh nằm bên trong của hệ Mặt Trời và cũng là hành tinh có sự sống của sinh vật. Trái Đất có đường kính ở xích đạo 12.756 km. Lý do Trái Đất có thể tồn tại sự sống và sự phát triển của sinh vật vì Trái Đất có khoảng cách trung bình với Mặt trời khoảng 149.6 triệu kilomet. Đây là khoảng cách phù hợp, không quá gần cũng không quá xa, kết hợp với sự tự chuyển động tạo cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.

    – Đặc điểm nhận dạng: Chiếu từ không gian nhìn vào, Trái Đất mang một màu xanh, nâu và xanh lá cây có những đám mây trắng thay đổi thường xuyên . Trên bề mặt trái đất tồn tại một đặc tính đặc biệt mà hiện nay chưa một hành tinh nào khác có: đó là sự tồn tại đồng thời của hai trạng thái vật chất thể rắn và thể lỏng. Vùng ranh giới giữa biển và đất liền trong Trái Đất là nơi duy nhất trong vũ trụ góp phần tạo nên sự ổn định vật chất trong cả 3 thể rắn, lỏng và khí.

    Hành tinh Trái Đất di chuyển trên một quỹ đạo gần ellip, Mặt Trời không nằm trong tâm của ellip, mà có vị trí ở tại một trong 2 tiêu điểm. Trong thời gian một năm, có khi Trái Đất chuyển động gần, có khi chuyển động xa Mặt trời một chút, bởi quỹ đạo ellip của Trái Đất có dạng dẹt gần như hình tròn.

    2. Lý thuyết giải thích về hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:

    2.1. Sự luân phiên ngày đêm:

    Lý giải nguyên nhân và hệ quả: Do cấu trúc hình khối cầu của Trái Đất, nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Bên cạnh đó,Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến hiện tượng tất cả mọi nơi ở bề mặt Trái Đắt đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lần lượt chìm trong bóng tối, hình thành nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.

    Xem thêm  Tín dụng xấu là gì? Đặc điểm, ảnh hưởng và cách cải thiện?

    Phân tích hiện tượng tự quay quanh trục của Trái Đất: Nếu kim đồng hồn chuyển động từ trái sang phải thì sự chuyển dộng của Trái Đất thì lại quay theo hướng ngược lại. Trái đất chỉ mất 24 giờ để hoàn thành một vòng quay hoàn chỉnh bất chấp kích thước của chúng khá là lớn và mỗi một vòng quay hoàn chỉnh tạo thành một ngày. Khi Mặt Trời tỏa sáng ra ngoài không gian và một số ánh sáng chiếu vào hành tinh Trái đất. Khi Trái đất quay quanh Mặt Trời, một mặt của Trái Đất được chiếu sáng bởi ánh sáng của Mặt Trời. Nhưng vì Trái đất luôn quay, nên các mặt đối diện với Mặt Trời luôn thay đổi. Mặt nào Trái Đất đối diện với Mặt Trời được chiếu sáng, gọi là ban ngày. Mặt còn lại, quay lưng lại với Mặt Trời, chìm trong bóng tối gọi là ban đêm của chúng tôi.

    Đó chính là hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

    2.2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

    – Giờ địa phương: Giờ địa phương là thời gian ở một khu vực cụ thể, được biểu thị theo đường kinh độ đi qua nó. Đó là thời gian, được tính toán trên cơ sở kinh tuyến chạy qua một địa điểm cụ thể. Giờ địa phương được xác định bởi vị trí của Mặt Trời trên bầu trời, tức là dựa vào bóng của Mặt Trời, bóng của Mặt Trời ngắn nhất vào giữa ngày (gọi là buổi trưa) và dài nhất vào lúc bình minh và hoàng hôn. Khi Mặt Trời vừa qua đỉnh đầu thì nơi đó đã là buổi trưa. Buổi trưa diễn ra vào những thời điểm khác nhau ở những kinh tuyến khác nhau. Do đó giờ địa phương có thể khác nhau giữa các vùng.

    – Giờ khu vực: Hay còn gọi là, được hiểu là sự phân chia thời gian Trái Đất trên thế giới theo địa lý chênh 15 độ mỗi múi giờ, bắt đầu từ Greenwich (Anh), được tạo ra để giúp mọi người biết bây giờ là mấy giờ ở một nơi khác trên thế giới.

    + 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.

    + Các địa phương nằm trong cùng 1 múi sẽ thống nhất 1 giờ.

    + Giờ quốc tế: múi số 0.

    + Việt Nam: múi giờ số 7.

    + Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180 độ.

       Đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến 180 độ thì lùi lại 1 ngày lịch.

       Đi từ Tây -> Đông qua kinh tuyến 180 độ thì tăng thêm 1 ngày lịch.

    2.3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:

    – Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của Hiệu ứng Coriolis (Hiệu ứng Coriolis mô tả mô hình độ lệch của các vật thể không được kết nối chắc chắn với mặt đất khi chúng di chuyển một quãng đường dài quanh Trái đất. Nguyên nhân tạo ra hiệu ứng Coriolis nằm ở chuyển động quay của Trái đất. Cụ thể, Trái đất quay ở Xích đạo nhanh hơn so với ở cực. Trái đất rộng hơn ở Xích đạo, vì vậy để thực hiện một vòng quay trong khoảng thời gian 24 giờ, các vùng xích đạo chạy đua gần 1.600 kilômét (1.000 dặm) một giờ. Gần các cực, Trái đất quay với tốc độ chậm chạp 0,00008 km (0,00005 dặm) mỗi giờ.)

    – Hệ quả:

    + Bán cầu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.

    + Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.

    + Hiệu ứng Coriolis tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, đường đạn… gây ra nhiều kiểu thời tiết quy mô lớn.

    3. Gợi ý trả lời câu hỏi Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất:

    Như vậy, theo những lời giải thích từ bài lý thuyết, chúng ta có thể kết luận rằng chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả:

    – Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: Do cấu tạo hình cầu của Trái Đất và hiện tượng tự quay quanh trục tạo nên sự luân phiên ngày đêm: nơi có tia nắng là ban ngày, ngược lại là ban đêm

    – Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: ở cùng một thời điểm, nhưng nếu đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do vậy các địa điểm có các kinh tuyến khác nhau, gọi là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).
    Giờ khu vực: Trái đất gồm 24 đường kinh tuyến, mỗi đường chia làm 24 phần bằng nhau. Mỗi phần là 1 múi giờ, mỗi múi giờ chênh nhau 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ sẽ chung một giờ. Đường chuyển ngày quốc tế: lấy kinh tuyến 180 độ làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày, ngược lại từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày.

    – Thứ ba, sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, do Hiệu ứng Coriolis nên các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

      Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi

      CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI

      Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

      Hotline: 0971106895

      Nguồn: https://luatduonggia.vn/trinh-bay-he-qua-tu-quay-quanh-truc-cua-trai-dat-lop-10/

      097.110.6895
      097.110.6895