Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia là gì? Chức năng, nhiệm vụ?

Bài viết Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia là gì? Chức năng, nhiệm vụ? được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Tài chính quốc gia được xem là nguồn kinh tế để đáp ứng và giải quyết các nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia. Với mục đích sử dụng vào sự phát triển của quốc gia về mọi mặt, nguồn tài chính quốc gia phải được quản lý nghiêm chỉnh để đảm bảo sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm, hiệu quả. Vì mục đích sử dụng và yêu cầu quản lý nghiêm chỉnh nên nguồn tài chính quốc gia cần được quản lý bởi một bộ phận chuyên trách, bộ phận này được gọi là Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia. Vậy Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia là gì? Cơ quan này có chức năng, nhiệm vụ được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 097.110.6895

Căn cứ pháp lý:

– Quyết định số 79/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 18/5/2009 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia;

– Quy chế tổ chức và hoạt động của Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia (Ban hành kèm theo Quyết định số 79/2009/QĐ-TTg).

1. Tài chính Quốc gia là gì?

Tài chính Quốc gia là một hệ thống bao gồm các bộ phận hợp thành cơ cấu tài chính của đất nước. Tài chính Quốc gia bao gồm các bộ phận hoạt động độc lập với nhau nhưng có sự hỗ trợ với nhau trong vận động nền kinh tế. Các bộ phần này bao gồm:

– Tài chính nhà nước hay còn gọi là Ngân sách nhà nước;

– Tài chính doanh nghiệp;

– Tài chính hộ gia đình;

– Tài chính đối ngoại;

– Tài chính trung gian.

2. Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia là gì?

Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia ( National Financial Supervisory Commission- NFSC) là cơ quan được thành lập theo Quyết định số 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Uỷ ban này là cơ quan thực hiện chức năng tư vấn và tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ trong việc điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia như bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng; là cơ quan giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc giám sát chung thị trường tài chính quốc gia.

Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia là cơ quan do Chính phủ thành lập và có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng hình Quốc huy, có trụ sở chính tại Hà Nội. Cơ quan này được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại. Do đây là cơ quan Nhà nước do Chính phủ thành lập nên được bố trí nhân lực làm biên chế hành chính chuyên trách. Kinh phí hoạt động của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia được bảo đảm bởi nguồn ngân sách nhà nước và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Văn phòng Chính phủ.

Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia hoạt động dựa trên nguyên tắc sau:

– Làm việc độc lập, khách quan trong việc tham mưu và tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ;

– Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm cùng với các Bộ, các ngành liên quan để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao;

– Làm việc tuân theo chế độ của Thủ trưởng, thực hiện bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ;

– Làm đúng chuyên môn của mình không làm thay nhiệm vụ và chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách.

3. Tổ chức bộ máy của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia:

Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia được tổ chức quản lý bởi 01 Chủ tịch, 02 phó Chủ tịch và một số chức danh chuyên trách khác được biên chế.

Về cơ cấu tổ chức, Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia hoạt động gồm các đơn vị, phòng ban sau:

– Văn phòng uỷ ban;

– Ban Giám sát tổng hợp;

– Ban Giám sát các tập đoàn tài chính;

– Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát;

– Trung tâm Thông tin Giám sát tài chính quốc gia.

4. Chức năng và nhiệm vụ của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia:

4.1. Chức năng của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia:

Căn cứ theo Điều 1 Quy chế tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia được ban hành kèm theo Quyết định số 79/2009/QĐ-TTg thì Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia có 02 chức năng sau:

Xem thêm  Mẫu biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động hàng hải mới nhất

– Giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện giám sát chung về thị trường tài chính quốc gia;

– Tư vấn và tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về việc điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia như chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm.

4.2. Nhiệm vụ của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia:

Nhiệm vụ của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia được quy định từ Điều 12 đến Điều 17 Quy chế tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cụ thể như sau:

– Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các hoạt động giám sát như sau:

+ Giám sát chung thị trường tài chính quốc gia;

+ Giám sát hoạt động hợp nhất của các tập đoàn tài chính trong quốc gia;

+ Giám sát về việc áp dụng các chuẩn mực, các thông lệ quốc tế về hoạt động giám sát của các cơ quan thanh tra Nhà nước có nhiệm vụ giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm;

+ Giám sát về các điều kiện được cấp phép hoạt động của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng và một số tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.

Việc thực hiện các nhiệm vụ giám sát trên được thực hiện thông qua hoạt động giám sát từ xa, được thực hiện trên nguyên tắc độc lập và không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác.

– Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia có nhiệm vụ trong việc giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc điều phối hoạt động giám sát chuyên ngành thông qua một số hoạt động sau:

+  Điều phối các hoạt động giám sát chuyên ngành và kiến nghị lên các cơ quan thực hiện đúng cơ chế giám sát và đúng quy trình việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế, các thông lệ về giám sát thị trường tài chính;

+ Có đề xuất và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các quy định về điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia như chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm;

+ Có ý kiến kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nghiên cứu sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán;

+ Uỷ ban có trách nhiệm trong việc tham gia ý kiến đóng góp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan khác trong việc xây dựng các chính sách, quy định cũng như các cơ chế về quản lý, giám sát, thanh tra trong hoạt động ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; đóng góp ý kiến về các chiến lược và định hướng phát triển cho ngành ngân hàng, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán.

– Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ và các ngành có liên quan để trình lên Thủ tướng Chính phủ về định hướng chiến lược phát triển thị trường tài chính quốc gia.

– Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia có nhiệm vụ đề xuất và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, các cơ quan thanh tra- giám sát chuyên ngành, các cơ quan hữu quan và các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc không tuân thủ đầy đủ các quy định, các điều kiện trong hoạt động chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm và các quy định về cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất để phục vụ cho hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia.

– Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia có nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, xử lý, cung cấp thông tin về thị trường tài chính quốc gia. Uỷ ban này còn có trách nhiệm phân tích, dự báo và cảnh báo về mức độ an toàn của hệ thống tài chính, các nguy cơ rủi ro đối với thị trường tài chính quốc gia và từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp để xử lý kịp thời và phải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất.

– Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia được chủ trì để tổ chức các cuộc hội thảo, toạ đàm, các cuộc họp, các diễn đàn để thảo luận và trao đổi các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao phó. Uỷ ban còn được tổ chức các cuộc họp báo và công bố về thông tin thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

– Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia thực hiện thêm một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao phó.

Lưu ý, việc thực hiện các hoạt động, công tác và thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia được thực hiện bởi Chủ tịch Uỷ ban báo cáo Thủ tướng Chính phủ đình kỳ theo quy định 3 tháng, 6 tháng và 1 năm hoặc thực hiện đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn: https://luatduonggia.vn/uy-ban-giam-sat-tai-chinh-quoc-gia-la-gi-chuc-nang-nhiem-vu/

097.110.6895
097.110.6895