Bài viết Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước là gì? Chức năng và nhiệm vụ? được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.
Những năm gần đây, thực tiễn đã đặt ra yêu cầu về việc thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của đảng về việc thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp. Do đó, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và thực hiện theo chủ trương của Đảng, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước được thành lập và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó. Vậy Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước là gì? Uỷ ban này có chức năng và nhiệm vụ được quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 097.110.6895
Căn cứ pháp lý: Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 29/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
1. Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước là gì?
Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước hay còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ( tên tiếng Anh là Commission for the Management of State Capital at Enterprises – CMSC). Đây là cơ quan thuộc Chính phủ; được Chính phủ giao cho việc thực hiện các quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn của Nhà nước đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần theo quy định của pháp luật hiện hành.
Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước là đơn vị dự toán cấp I của Ngân sách nhà nước cấp trung ương.
2. Chức năng của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước:
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có chức năng là đại diện cho chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp được Uỷ ban thực hiện chức năng đại diện là doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ và công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được Nhà nước đầu tư vốn góp theo quy định pháp luật.
3. Nhiệm vụ của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Chương II của Nghị định số 131/2018/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
3.1. Uỷ ban có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, chiến lược theo quy định tại Điều 4 Nghị định này:
– Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng và trình lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch hoạt động hằng năm, 05 năm và dài hạn của Uỷ ban và các chương trình khác theo quy định pháp luật;
– Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước có nhiệm vụ xây dựng và trình lên Chính phủ cũng như Thủ tướng Chính phủ về chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước theo kế hoạch, chiến lược để phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định;
– Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, chiến lược về quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.2. Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành:
Thứ nhất, Uỷ ban có nhiệm vụ đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.
Thứ hai, Uỷ ban có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện các trách nhiệm và quyền hạn đối với doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu:
– Uỷ ban có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về số vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
– Uỷ ban có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình lên Thủ tướng Chính phủ:
+ Quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp lên Thủ tướng Chính phủ;
+ Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp; trình để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, chiến lược đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
+ Phê duyệt đề án thành lập doanh nghiệp do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước quyết định thành lập theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Uỷ ban có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu;
– Uỷ ban có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ:
+ Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
+ Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự đảng Chính phủ theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp;
+ Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự đảng Chính phủ.
– Uỷ ban có nhiệm vụ chủ trì và phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo xin ý kiến Ban cán sự đảng Chính phủ trước khi có văn bản chấp thuận để Hội đồng thành viên bổ nhiệm Tổng giám đốc theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp.
– Uỷ ban có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về chủ trương chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa Ủy ban và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, giữa Ủy ban và các cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Thứ ba, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đối với doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của Nhà nước và giao cho Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu:
– Uỷ ban có quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, yêu cầu phá sản doanh nghiệp theo đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật;
– Uỷ ban quyết định về số vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trừ trường hợp đó là các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; thực hiện đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về sử dụng và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh, sản xuất tại doanh nghiệp;
– Uỷ ban thực hiện ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp, trừ trường hợp đó là các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
– Uỷ ban tiến hành phê duyệt các báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp trình lên;
– Uỷ ban có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch, chiến lược đầu tư phát triển 05 năm, trừ các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; có trách nhiệm trong việc phê duyệt, thông qua kế hoạch kinh doanh và sản xuất hằng năm của doanh nghiệp;
– Uỷ ban có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thanh tra việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Uỷ ban thực hiện việc đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật;
– Ngoài ra, Uỷ ban còn có một số nhiệm vụ liên quan khác do Pháp luật quy định.
Thứ tư, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu:
– Uỷ ban có nhiệm vụ cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, tiền phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Uỷ ban có nhiệm vụ giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, cổ tức, thu lợi nhuận được chia từ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần;
– Uỷ ban có nhiệm vụ quyết định theo thẩm quyền việc đầu tư tăng vốn, đầu tư bổ sung vốn nhà nước, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Uỷ ban có nhiệm vụ yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện những nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về sử dụng, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; Uỷ ban phải có ý kiến trả lời kịp thời bằng văn bản đối với những vấn đề thuộc trách nhiệm của người đại diện phải báo cáo, xin ý kiến;
– Uỷ ban có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động của người đại diện phần vốn nhà nước.
Thứ năm, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước có nhiệm vụ đề xuất Bộ Tài chính trình Chính phủ có nhiệm vụ ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp theo thẩm quyền; có nhiệm vụ ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp và có nhiệm vụ phê duyệt để Hội đồng thành viên ban hành Quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp theo thẩm quyền quy định tại điều lệ của doanh nghiệp.
Thứ sáu, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến chức năng đại diện chủ sở hữu theo quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về sử dụng và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3.3. Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước thuộc Chính phủ theo quy định của pháp luật hiện hành:
– Đề xuất với Chính phủ về việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước;
– Lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước trung hạn 03 năm, 05 năm của Ủy ban để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Uỷ ban cần phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng cơ chế tài chính, tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi ngân sách của Ủy ban trong lĩnh vực được giao. Thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, …và các chế độ khác đối với công chức, viên chức, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;
– Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật;
– Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao quản trị doanh nghiệp hiện đại tại các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu;
– Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền đầu tư của Ủy ban theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công, giao nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật về cơ quan thuộc Chính phủ.
Nguồn: https://luatduonggia.vn/uy-ban-quan-ly-von-nha-nuoc-la-gi-chuc-nang-va-nhiem-vu/