Xử phạt không thành lập ban tổ chức khi tổ chức giải thể thao

Bài viết Xử phạt không thành lập ban tổ chức khi tổ chức giải thể thao được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

    1. Xử phạt không thành lập ban tổ chức khi tổ chức giải thể thao:

    Căn cứ Điều 14 của Nghị định số 46/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao (được sửa đổi bởi nghị định số 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có ghi nhận về mức phạt đối với hành vi không thành lập ban tổ chức khi tổ chức giải thể thao, cụ thể như sau: 

    Thứ nhất, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các chủ thể khi có hành vi báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức giải thi đấu thể thao tổ chức giải thi đấu thể thao trái với quy định của pháp luật, tức là thiếu một trong những nội dung về tên giải, thời gian, địa điểm, chương trình thi đấu, điều kiện an ninh, trật tự, y tế, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tổ chức giải thi đấu.

    Thứ hai, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    – Không thành lập ban tổ chức giải thi đấu;

    – Không có điều lệ giải thi đấu;

    – Không báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức, kết quả giải thi đấu.

    Thứ ba, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi tổ chức giải thi đấu thể thao không đúng thẩm quyền.

    Tuy nhiên, lưu ý rằng: Mức phạt tiền theo phân tích nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, còn đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân. Tức là khi tổ chức có hành vi không thành lập ban tổ chức khi tổ chức giải thể thao, thì bị xử phạt với mức dao động từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

    2. Quy định về hình phạt bổ sung đối với hành vi không thành lập ban tổ chức khi tổ chức giải thể thao: 

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 46/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao (được sửa đổi bởi nghị định số 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có quy định về hình phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức giải thi đấu thể thao, cụ thể như sau:

    – Đình chỉ tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi sau: Không thành lập ban tổ chức giải thi đấu; Không có điều lệ giải thi đấu; Không báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức, kết quả giải thi đấu;

    – Đình chỉ tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi: tổ chức giải thi đấu thể thao không đúng thẩm quyền;

    – Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật nêu trên.

    Như vậy, theo quy định trên, các chủ thể có hành vi không thành lập ban tổ chức khi tổ chức giải thể thao, thì có thể bị áp dụng hình phạt phạt bổ sung là đình chỉ giải thi đấu thể thao thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng. Ngoài ra, còn có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số bất lợi bất hợp do thực hiện hành vi vi phạm trên.

    3. Thẩm quyền xử lý hành vi không thành lập ban tổ chức khi tổ chức giải thể thao: 

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định số 46/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao (được sửa đổi bởi nghị định số 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có ghi nhận về vấn đề phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định của nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

    Theo đó tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 46/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao (được sửa đổi bởi nghị định số 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo), có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:

    Xem thêm  Mức thuế thu nhập cá nhân khi nhận thừa kế là bao nhiêu?

    Thứ nhất, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

    – Phạt cảnh cáo;

    – Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

    – Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.

    Thứ hai, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

    – Phạt cảnh cáo;

    – Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

    – Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    – Tịch thu tang vật vi phạm hành chính. 

    Thứ ba, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

    – Phạt cảnh cáo;

    –  Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

    – Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    – Tịch thu tang vật vi phạm hành chính.

    Theo phân tích ở trên, thì hành vi tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng nhưng không thành lập ban tổ chức giải thi đấu bị phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng. Như vậy, thì chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp sẽ có thẩm quyền xử phạt tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng nhưng không thành lập ban tổ chức giải thi đấu.

    4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao của Nhà nước: 

    Thứ nhất, hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị hay cơ cấu tổ chức của mỗi quốc gia chi phối nội dung lẫn hình thức của việc xây dựng và triển khai chính sách công. Nó phản ánh bản chất của chế độ chính trị xã hội của quốc gia đó. Trong hệ thống chính trị có thể chia các yếu tố nhỏ hơn bao gồm các yếu tố về văn hóa chính trị, hiến pháp, thế chế chính trị. Văn hóa chính trị là tập hợp các giá trị mang tính tương đồng, ổn định phản ánh nhận thức và các hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị. Văn hóa chính trị của các nhà làm chính sách và quần chúng nhân dân chi phối rất lớn đến mục tiêu, nội dung, phương thức hoạch định và thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao. Nó tạo nên nhận thức chính trị, tư duy đổi mới nhận thức về phương pháp luận nghiên cứu chính sách phát triển thể dục thể thao của đội ngũ cán , công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và các cơ quan nhà nước.

    Thứ hai, vai trò của công luận và truyền thông là phản ứng, bình phẩm, quan điểm của nhân dân thể hiện dưới hình thức này hay hình thức khác về vấn đề chính sách phát triển thể dục thể thao là một kênh quan trọng trong việc tham gia trực tiếp vào các quá trình chính sách phát triển thể dục thể thao. Sự tham gia của các chủ thể vào quá trình hoạch định chính sách phát triển thể dục thể thao đóng vai trò quan trọng cho các cơ quan lập chính sách đạt hiệu quả cao nhất. Công luận và truyền thông có hỗ trợ, cộng hưởng lẫn nhau tạo nên sức ảnh hưởng và lan su truyền mạnh đến chính sách phát triển thể dục thể thao. Truyền thông là những phương tiện truyền tải, phản ánh những thông tin hay hiện tượng xã hội nhằm cung cấp những luận cứ khách quan, khoa học để Nhà nước nâng cao tính hiệu quả của việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao. Hệ thống các giá trị xã hội bao gồm sự đa dạng về văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, các nhóm lợi ích, nhóm xã hội. Chính hệ thống các giá trị xã hội này sẽ tác động mạnh trở lại đến chính sách phát triển thể dục thể thao.

    Thứ ba, chính sách phát triển thể dục thể thao đưa ra những quan điểm phát triển thể dục thể thao thể hiện ở năng lực, trình độ quản lý điều hành của Nhà nước cho đến hoạt động tham mưu của các chủ thể trong quá trình lập, lựa chọn phương án, xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách phát triển thể dục thể thao. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng, chất lượng cũng như mức độ về hiệu lực và hiệu quả của chính sách phát triển thể dục thể thao. Sự tham gia đầy đủ của các bên chủ thể vào quá trình hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách phát triển thể dục thể thao là bắt buộc và được xem là biện pháp dân chủ, công bằng nhằm lựa chọn đúng đắn các mục tiêu cụ thể với giải pháp, công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề của chính sách phát triển thể dục thể thao theo mục tiêu đã định.

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

    – Nghị định số 46/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao;

    – Nghị định số 129/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo. 

      Liên hệ dịch vụ luật chuyên nghiệp – Luật Gia Bùi

      CÔNG TY TNHH LUẬT GIA BÙI

      Địa chỉ: Số 2, ngách 1, ngõ 243 Trung Văn, P Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

      Hotline: 0971106895

      Nguồn: https://luatduonggia.vn/xu-phat-khong-thanh-lap-ban-to-chuc-khi-to%cc%89-chuc-gia%cc%89i-the%cc%89-thao/

      097.110.6895
      097.110.6895