Điều kiện, trình tự thủ tục thành lập công ty kiểm toán

Bài viết Điều kiện, trình tự thủ tục thành lập công ty kiểm toán được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Điều kiện, trình tự thủ tục thành lập công ty kiểm toán

1. Điều kiện thành lập công ty kiểm toán: 

Hiện nay, theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011, doanh nghiệp kiểm toán sẽ chỉ được thành lập dưới 3 loại hình sau đây:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

– Công ty hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân.

Dịch vụ kiểm toán là một ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó khi thành lập công ty kiểm toán cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cần đáp ứng điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

– Đảm bảo có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó phải có tối thiểu hai thành viên góp vốn.

– Đối với chức danh người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề.

– Vốn pháp định phải theo quy định sau:

+ Mức vốn pháp định: ba tỷ đồng Việt Nam. Đến thời điểm từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, vốn pháp định là năm tỷ đồng Việt Nam.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn mức vốn pháp định trong quá trình hoạt động.

+ Trường hợp vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn mức vốn pháp định thì phải thực hiện bổ sung vốn, thời hạn bổ sung trong vòng 03 tháng, tính từ ngày kết thúc năm tài chính.

– Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phú quy định.

– Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán hành nghề.

Thứ hai, công ty hợp danh cần đáp ứng điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

– Số lượng thành viên: có tối thiểu là năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó ít nhất là hai thành viên hợp danh.

– Với chức danh người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề.

Thứ ba, doanh nghiệp tư nhân cần đáp ứng điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.

– Số lượng thành viên: phải có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó phải có chủ doanh nghiệp tư nhân.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân đảm bảo đồng thời là Giám đốc.

2. Trình tự thủ tục thành lập công ty kiểm toán: 

2.1. Trình tự, thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp kiểm toán:

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Như trên đã phân tích, công ty kiểm toán sẽ được thành lập dưới 3 loại hình như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân.

Do đó, tùy thuộc mức vốn cũng như nhu cầu mà cá nhân, tổ chức lựa chọn thành lập loại hình như trên.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kiểm toán:

Hồ sơ thành lập công ty kiểm toán bao gồm những giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty kiểm toán.

– Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh.

– Đối với cá nhân cần có giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu còn giá trị sử dụng (bản sao).

– Đối với tổ chức cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao).

– Trường hợp có ủy quyền thì cần văn bản ủy quyền.

Bước 3: Nộp hồ sơ:

Cá nhân, tổ chức có nhu cầu sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như trên sẽ tiến hành nộp thông qua các hình thức sau:

– Nộp trực tiếp tại Phòng đăng kí kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Nộp trực tuyến qua Công thông tin đăng kí doanh nghiệp.

Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:

Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ.

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Sở kế hoạch và đầu tư tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp trong thời hạn là 03 ngày làm việc.

Nếu hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan có văn bản yêu cầu người nộp hồ sơ tiến hành bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.

Bước 5: Thực hiện công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp kiểm toán:

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải công bố nội dung được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp.

Bước 6: Tiến hành khắc dấu:

Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

2.2. Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 203/2012/TT-BTC, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh kiểm toán bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 203/2012/TT-BTC).

Xem thêm  Thay đổi Đăng ký kinh doanh tại Vĩnh Phúc: Hồ sơ, thủ tục chi tiết 2024

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao).

– Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư 203/2012/TT-BTC).

– Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề (bản sao).

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh cần có quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc).

– Điều lệ công ty (bản sao).

– Danh sách các tổ chức, cá nhân góp vốn, danh sách thành viên hợp danh (theo mẫu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 203/2012/TT-BTC).

– Văn bản xác nhận về vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ như trên, cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ đến Bộ Tài chính.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu giải quyết:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ và đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ đến tổ chức đề nghị cấp.

3. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán: 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

Kính gửi: Bộ Tài chính

          (Tên doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài) …………..

Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật của Việt Nam về điều kiện, thủ tục hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, căn cứ nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và tính khả thi của phương án hoạt động kinh doanh, (Tên doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài) đề nghị Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho (Tên chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) của (Tên doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài) với các nội dung chính sau đây:

I – Thông tin về doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài

1. Tên đầy đủ, tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có) của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài.

2. Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, fax, email.

3. Ngày thành lập, ngày đăng ký kinh doanh, ngày bắt đầu hoạt động và ngày kết thúc hoạt động.

4. Cơ quan cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kiểm toán độc lập, số và ngày của Giấy phép, ngày hết hạn (nếu có).

5. Cơ quan cấp Giấy đăng ký kinh doanh, số và ngày của Giấy đăng ký kinh doanh.

6. Vốn điều lệ, vốn thực góp.

7. Vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán tại thời điểm thành lập chi nhánh.

8. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài.

Họ và tên ……… Giới tính: …………

Chức vụ: ………….

Quốc tịch ………… Sinh ngày: ……/……/……

Giấy CMND/Hộ chiếu số: …….. cấp ngày: ……/…./….……. tại …………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………..

Điện thoại: ………E-mail: …………..

Nơi ở hiện nay: ………….

9. Loại hình hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài (hợp danh, tư nhân, TNHH,…); Những nội dung hoạt động chính (hoặc loại dịch vụ kiểm toán) được phép theo pháp luật của nước nguyên xứ; Những hạn chế trong hoạt động (nếu có).

II – Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam

1. Tên chi nhánh: tên đầy đủ, tên giao dịch và tên viết tắt (nếu có) của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam bằng tiếng Việt, và bằng tiếng nước ngoài (nếu có đề nghị).

2. Địa chỉ của chi nhánh.

3. Vốn được cấp của chi nhánh.

4. Giám đốc (Tổng Giám đốc) của chi nhánh:

Họ và tên ………. Giới tính: …………..

Chức vụ: ………….

Quốc tịch ………Sinh ngày: ……….

Giấy CMND/Hộ chiếu số: …….. cấp ngày: ………./….……. tại …………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………

Điện thoại: ………… E-mail: ………..

Nơi ở hiện nay: …………

Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán số: ……….cấp ngày……./…./….

5. Thời hạn hoạt động của chi nhánh.

6. Các nội dung hoạt động chủ yếu.

7. Tên, chức vụ của cá nhân, tổ chức đại diện (hoặc thay mặt) cho doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài theo dõi và thực hiện các thủ tục liên quan đến đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, kèm theo văn bản uỷ quyền (nếu có).

III- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài cam kết:

(Tên doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài)  xin cam kết:

1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và tính hợp pháp của những nội dung kê khai trên đây và các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này.

2. Bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam; đảm bảo duy trì vốn được cấp của chi nhánh không thấp hơn mức vốn pháp định và đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm toán độc lập và các quy định có liên quan của Việt Nam.

3. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

…., ngày…… tháng………. năm …….

Người đại diện theo pháp luật

của doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài

   (Ký tên, ghi rõ họ và tên và đóng dấu nếu có dấu)

CÁC VẢN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: 

Luật kiểm toán độc lập năm 2011

Luật doanh nghiệp năm 2020

Thông tư 203/2012/TT-BTC về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Quý khách hàng TOÀN QUỐC đang mong muốn tìm một đơn vị tư vấn dịch vụ tư vấn thành lập công ty giá rẻ, thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

Gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ:

 HỖ TRỢ NGAY: 097.110.6895

Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh và các thủ tục hành chính khác.

No votes yet.
Please wait...
097.110.6895
097.110.6895