Công Ty Tạm Ngừng Kinh Doanh: Người Lao Động Xử Lý Vấn Đề Tồn Động Có Được Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Không?

Chị A.C từ Hưng Yên có một thắc mắc liên quan đến việc công ty của chị đã thông báo tạm ngừng hoạt động trong một năm kể từ ngày 01.05.2024. Mặc dù công ty chỉ còn 5 người lao động tiếp tục làm việc để giải quyết các thủ tục tồn đọng, chị muốn biết liệu công ty có thể trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho họ không. Ngoài ra, chị cũng muốn tìm hiểu về khả năng đóng bảo hiểm xã hội và trả lương bình thường trong tình huống này, cũng như các vấn đề pháp lý liên quan. Đây là một câu hỏi quan trọng và cần phải được giải đáp một cách chi tiết để chị có thể đưa ra quyết định phù hợp cho công ty của mình.

Tạm Dừng Kinh Doanh

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh yêu cầu một số người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động thì có đóng bảo hiểm xã hội cho họ không?

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh yêu cầu một số người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động thì có đóng bảo hiểm xã hội cho họ không, thì căn cứ theo khoản 21 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Và theo Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định:

Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định:

Quản lý thuế đối với người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động, kinh doanh

Người nộp thuế thực hiện thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 37 Luật Quản lý thuế và các quy định sau:

Căn cứ xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:

Trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh:

a) Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

c) Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn và không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hoá đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quy định.

Theo quy định câu từ của luật là doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.

Mà hoạt động kinh doanh chỉ áp dụng cho các công việc liên quan trực tiếp đến việc tìm kiếm lợi nhuận từ quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ trên thị trường. Những hoạt động không liên quan đến kinh doanh của doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục hoạt động bình thường trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.

Vì vậy, trong trường hợp công ty tạm ngừng kinh doanh, việc bố trí nhân sự để giải quyết các vấn đề liên quan đến giấy tờ tồn đọng, cũng như tiến hành trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên vẫn được thực hiện như bình thường.

Các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam năm 2024

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động phải bảo đảm những nguyên tắc nào?

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động phải bảo đảm những nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

– Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Xem thêm  2 Phương thức nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể mới nhất hiện nay

– Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động có trách nhiệm như thế nào?

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động có trách nhiệm gì?

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đi làm để xử lý vấn đề tồn động có trách nhiệm được quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

– Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

– Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

– Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

– Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

– Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

– Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.

Thông báo tạm dừng kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn phải kèm theo những tài liệu nào?

Căn cứ tại Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.

2. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.

Như vậy, thông báo tạm dừng kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn phải kèm theo những tài liệu sau:

– Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về việc tạm ngừng kinh doanh;

– Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp là mẫu nào?

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

Tham khảo biểu mẫu: Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Tham khảo 1 số bài viết sau:

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty

Các Quy Định Về Thời Gian Tạm Ngừng Kinh Doanh

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty bao gồm các tài liệu gì?

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh công ty

Hướng Dẫn Cách Nộp Hồ Sơ Tạm Ngừng Kinh Doanh

Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh công ty theo luật doanh nghiệp 2020 và Thông tư 151/2014/TT-BTC

Gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ:

HỖ TRỢ NGAY: 097.110.6895

Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh và các thủ tục hành chính khác.

No votes yet.
Please wait...
097.110.6895
097.110.6895