Đầu tư nước ngoài là gì ?

Đầu tư nước ngoài là gì ?

Đầu tư là việc một hoặc nhiều cá nhân tổ chức sử dụng nguồn tiền, đất đai hoặc các tài sản khác có giá trị để thực hiện một hoặc nhiều hoạt động kinh tế nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư hướng đến khi thực hiện hoạt động đầu tư.

Free photos of Student

Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể đầu tư nước ngoài là gì, nhưng căn cứ vào bản chất của hoạt động này, chúng ta có thể giải thích như sau: Đầu tư nước ngoài được hiểu là việc tổ chức cá nhân trong hoặc ngoài nước tiến hành góp vốn việc đầu tư vào Việt Nam và có tỉ lệ vốn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư nước ngoài.

Theo Luật đầu tư nước ngoài 2014 chỉ đưa ra khái niệm thế nào là nhà đầu tư nước ngoài, theo đó:

Tổ chức kinh tế phải đáp ứng được các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc đối với công ty hợp danh thì có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài;

b) Tổ chức kinh tế quy định tại điểm a góp từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c) Nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a chiếm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
Khi thành lập doanh nghiệp mới, tỷ lệ góp vốn góp của nhà đầu tư là cơ sở để xác định họ là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài không nhất thiết phải thành lập mới doanh nghiệp mà có thể tiến hành mua lại cổ phần.

Về hình thức đầu tư:

Hiện nay pháp luật đầu tư quy định cụ thể về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm:

-Thứ nhất đầu tư theo hình thức thành lập công ty

-Thứ hai, đầu tư theo hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần, phần vốn góp

-Thứ ba, đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác PPP

-Thứ tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC

Mỗi hình thức đầu tư trên đều có những đặc điểm cũng như ưu điểm hạn chế riêng và các nhà đầu tư cần suy xét để lựa chọn cho mình hình thức đầu tư phù hợp nhất.

Hiện nay, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng mạnh và vấn đề về luật pháp luôn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư tại thị trường Việt Nam. Luật Việt Tín cam kết sẽ là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp với những trợ giúp, tư vấn hữu ích về các thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Bước 1: Lập dự án đầu tư và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Các trường hợp phải thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Lưu ý:

Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
    • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
    • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
    • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
  • Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.
Xem thêm  Thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất tỉnh nơi dự án đặt trụ sở chính.

Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; nếu từ chối cấp thì sẽ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Trường hợp các công ty FDI còn lại thì không cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần thực hiện thủ tục báo cáo sử dụng mẫu I.13 tại Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT. Nội dung báo cáo gồm: Tên dự án đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, ưu đãi đầu tư (nếu có).

Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể điều chỉnh nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư. Việc bổ sung ngành, nghề kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).

Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên/cổ đông (Công ty TNHH một thành viên không cần loại giấy này);
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
  • Hợp đồng thuê trụ sở;
  • Giấy ủy quyền (nếu đại diện pháp luật của công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục).

Nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Sau 03-05 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư.

Bước 3: Cấp Giấy phép kinh doanh (chỉ áp dụng riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa tại Việt Nam)

Đây là điều kiện đủ để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa được phép kinh doanh hoạt động này tại Việt Nam. Và cũng là điều kiện khó nhất trong quá trình hoàn thiện hồ sơ thành lập của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa.

Lưu ý đặc biệt:

Để có Giấy phép kinh doanh hồ sơ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần xin ý kiến thẩm tra của Bộ Công Thương. Tuy nhiên, qua tiếp nhận hồ sơ của nhiều khách hàng của Luật Gia Bùi, chúng tôi thấy nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa chưa có giấy phép này (lý do chủ yếu lại được thông báo là do không được công ty luật tư vấn trước đó tư vấn nội dung này). Đây thực sự là vấn đề đáng nói do sự tác trách thậm chí là thiếu hiểu biết của nhiều tư vấn viên, các công ty tư vấn (thông thường không phải là luật sư, không phải là công ty luật) ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của luật sư Việt Nam với doanh nhân nước ngoài khi thực hiện thủ tục pháp lý tại Việt Nam.

Để tránh các rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh về xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa. Chúng tôi khuyến cáo nhà đầu tư cần yêu cầu các đơn vị tư vấn, công ty luật khi cung cấp dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh về xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa cần hoàn thiện cho khách hàng đủ 03 giấy tờ pháp lý như sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy phép kinh doanh (Lưu ý: khác với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của mục 2). Đây là giấy phép chỉ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh về xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam có kinh doanh về xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa. Cần thực hiện các thủ tục và hoàn thiện các hồ sơ pháp lý sau:

  • Thông báo đáp ứng điều kiện mua phần vốn góp đối với nhà đầu tư nước ngoài (do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đã có thông tin của người nước ngoài là chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc dữ liệu cập nhật trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).
  • Giấy phép kinh doanh (Lưu ý: khác với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của mục 2). Đây là giấy phép chỉ cấp cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh về xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ ngay với đường dây nóng của Luật Việt Tín theo địa chỉ sau để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ:

GIA BUI LAW: Chuyên hỗ trợ pháp lý và cung cấp dịch vụ tư vấn xin Giấy phép kinh doanh, Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, Công bố chất lượng sản phẩm, Giấy chứng nhận y tế, Giấy phép sao khách sạn, Giấy chứng nhận an ninh trật tự, Phòng cháy chữa cháy, Giấy cam kết bảo vệ môi trường, Sở hữu trí tuệ, Bản quyền tác giả, Mã số mã vạch, Kiểm nghiệm sản phẩm và còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác mà LUẬT GIA BÙI có thể hỗ trợ bạn.

TƯ VẤN MIẾN PHÍ 24h0985.95.2102
Email: luatgiabui2018@gmail.com
Số 2 ngách 1 ngõ 243 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội 10000, Việt Nam

Trân trọng./

097.110.6895
097.110.6895