Thủ tục, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh với hộ kinh doanh cá thể

Bài viết Thủ tục, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh với hộ kinh doanh cá thể được Luật Gia Bùi tổng hợp và điều chỉnh chính xác thông tin và đăng tải lại trên website. Nếu bạn có bất cứ nhu cầu cần tư vấn về Luật, hãy liên hệ với dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Thủ tục, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh với hộ kinh doanh cá thể
The Word Pause Formed By Wooden Blocks And Arranged By Male Fingers On A White Table

1. Hộ kinh doanh có được tạm ngừng kinh doanh không? 

Hộ kinh doanh là loại hình kinh doanh được ưu chuộng và có rất nhiều ưu điểm hiện nay. Hộ kinh doanh sẽ do một cá nhân làm chủ hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình thực hiện đăng kí thành lập và sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Đối với trường hợp cá nhân đăng kí hộ kinh doanh hoặc trường hợp người được các thành viên trong hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh (các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh) thì sẽ được coi là chủ hộ kinh doanh.

Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là một trong những tình trạng pháp lý của cơ sở kinh doanh đang trong khoảng thời gian thực hiện tạm ngưng lại việc kinh doanh theo quy định tại Điều 206 Luật doanh nghiệp năm 2020.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có thể tạm ngừng kinh doanh.

Với trường hợp tạm ngừng kinh doanh dưới 30 ngày thì hộ cá thể không cần phải thực hiện thủ tục thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, hộ cá thể sẽ phải tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền khi không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Và khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ phải nộp đủ số thuế còn sợ với cơ quan quản lý thuế. Bên cạnh đó đồng thời phải thanh toán nợ và hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với khách hàng và người lao động trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên.

2. Thủ tục, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh với hộ kinh doanh cá thể: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Trước hết, hộ kinh doanh cần xác định trường hợp của mình là tạm ngừng hoạt động trên 30 ngày hay không để chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết và đầy đủ để thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh bao gồm:

– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh (theo mẫu ban hành tại Phụ lục III-4 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT). 

– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể.

– Giấy tờ tùy thân bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của chủ sở hữu hộ kinh doanh hoặc các thành viên trong hộ kinh doanh nếu là hộ kinh doanh một nhóm người hoặc hộ gia đình.

– Giấy ủy quyền nếu việc thông báo thực tạm ngừng kinh doanh được thực hiện bởi chủ thể không phải người đại diện hợp pháp của hộ kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Sau khi đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, hộ kinh doanh thực hiện việc nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục thuế cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký thành lập.

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:

Trong 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy xác nhận về việc hộ cá thể đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp hồ sơ thông báo đầy đủ và hợp lệ.

Đối với cơ quan thuế sẽ có thẩm quyền trong việc hoàn thiện hồ sơ thuế để làm căn cứ tính thuế của hộ cá thể khi đến kỳ hạch toán, quyết toán.

Xem thêm  Làm sao để Thành lập công ty tại TP Hưng Yên: Thủ tục- Quy trình- Chi phí [2024]

Ngoài ra, trong trường hợp hộ cá thể tạm ngừng hoạt động trên 30 ngày thì phải nộp hồ sơ thông báo ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng cho cơ quan kinh doanh.

(Căn cứ theo Khoản 2 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

3. Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo thì bị xử phạt ra sao? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, hành vi không thông báo đến cơ quan chức năng có thẩm quyền khi hộ kinh doanh bị xử phạt như sau:

– Mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng:

+ Không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Ngoài ra, hộ kinh doanh sẽ còn bị xử phạt nếu như không thông báo với cơ quan trong các trường hợp sau:

+ Theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện mà không báo cáo tình hình kinh doanh.

+ Không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký khi thay đổi chủ hộ kinh doanh.

+ Không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi chuyển địa điểm kinh doanh.

+ Không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh.

+ Không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh.

+ Không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường khi hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm.

– Ngoài việc bị phạt tiền còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

+ Phải thực hiện báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu.

+ Phải thực hiện thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

4. Thời gian tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh: 

Căn cứ theo quy định tại Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, thời gian tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh được nhắc đến như sau: 

– Hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên. 

– Nếu như hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo: khi đó hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký trong thời gian tối thiểu 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Do đó, có thể hiểu quy định trên không giới hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Pháp luật chỉ đặt ra trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng trong thời gian từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện trách nhiệm thông báo với cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là cơ quan Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì thời gian tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh sẽ bị giới hạn là 01 năm. Còn pháp luật hiện nay đã bỏ quy định giới hạn đó của hộ kinh doanh. 

5. Mẫu thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh: 

Phụ lục III-4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT

ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Quý khách hàng TOÀN QUỐC đang mong muốn tìm một đơn vị tư vấn dịch vụ tư vấn thành lập công ty giá rẻ, thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.

Gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ:

 HỖ TRỢ NGAY: 097.110.6895

Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh và các thủ tục hành chính khác.

No votes yet.
Please wait...
097.110.6895
097.110.6895