Thời điểm ghi nhận thông tin của cổ đông mới

Thời điểm ghi nhận thông tin của cổ đông mới

Thời điểm nào cổ đông được ghi nhận thông tin trong công ty cổ phần? Thời điểm hưởng quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần đối với việc chuyển nhượng như thế nào?

Thời điểm ghi nhận thông tin cổ đông khi góp vốn

Theo quy định tại khoản 4 điều 124 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Điều 124. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
4. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.

Theo quy định này, để ghi nhận cổ đông khi tiến hành góp vốn cần 2 điều kiện:
1. Cổ phần được thanh toán đủ
2. Thông tin người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông

Thời điểm ghi nhận thông tin cổ đông do chuyển nhượng

Theo quy định tại khoản 6 điều 127 luật doanh nghiệp 2020 quy định thời điểm thông tin cổ đông được ghi nhận vào sổ cổ đông của công ty

Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần
6. Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

Trách nhiệm khai, nộp thuế TNCN: Theo quy định của luật thuế TNCN trách nhiệm, khai và nộp thuế TNCN là của cá nhân phát sinh thu nhập (bên chuyển nhượng. Tuy nhiên, đối với khai nộp thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần có một số lưu ý theo khoản 5 điều 16 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định

Điều 16. Khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân
5. Khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
a) Nguyên tắc khai thuế

a.4) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng chứng khoán không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán có trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
Trường hợp doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán khai thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp thực hiện khai thay hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp khai thay ghi cụm từ “Khai thay” vào phần trước cụm từ “Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn thể hiện người nộp thuế là cá nhân chuyển nhượng chứng khoán.

Do vậy, trường hợp công ty cổ phần lập sổ cổ đông mà không yêu cầu bên chuyển nhượng khai thuế TNCN thì sẽ phải chịu trách nhiệm khai thuế TNCN cho cổ đông.

Mức phạt chậm khai, nộp thuế TNCN cho doanh nghiệp: Mức phạt do chậm khai thuế TNCN được quy định tại nghị định 125/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:

Điều 5. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này
Điều 7. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;
b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.

Câu hỏi:

  1. Tại sao việc ghi nhận thông tin của cổ đông là quan trọng trong môi trường kinh doanh?
  2. Theo bạn, những thông tin cần được ghi nhận từ cổ đông có thể giúp doanh nghiệp trong việc ra quyết định chiến lược và quản lý ra sao?
  3. Làm thế nào để đảm bảo rằng thông tin từ cổ đông được ghi nhận đầy đủ và chính xác?
  4. Trong quá trình ghi nhận thông tin của cổ đông, các thách thức phổ biến là gì và làm thế nào để vượt qua chúng?
  5. Theo bạn, vai trò của thông tin từ cổ đông trong quá trình ra quyết định của doanh nghiệp là gì?
Xem thêm  Thành lập chi nhánh tại Bà Rịa Vũng Tàu [Điều kiện, Hồ sơ, Thủ tục] Hướng dẫn chi tiết

Trả lời:

  1. Ghi nhận thông tin của cổ đông giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nguồn lực vốn, sự quan tâm và ý kiến phản hồi từ các bên liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý và ra quyết định hiệu quả.
  2. Thông tin từ cổ đông có thể bao gồm số lượng cổ phiếu nắm giữ, ý kiến về chiến lược kinh doanh, đề xuất thay đổi trong cấu trúc tổ chức hoặc chính sách của doanh nghiệp, và những mong muốn về lợi ích cụ thể từ việc đầu tư.
  3. Để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin từ cổ đông, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong việc thu thập và xác nhận thông tin, cũng như sử dụng các phương tiện giao tiếp hiệu quả để tạo sự tin cậy với cổ đông.
  4. Thách thức có thể bao gồm khó khăn trong việc xác định và tiếp cận cổ đông nhỏ lẻ, sự thiếu hiểu biết về quy trình ghi nhận thông tin từ phía cổ đông, và nguy cơ mất thông tin quan trọng do các lỗ hổng trong quá trình giao tiếp.
  5. Thông tin từ cổ đông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cái nhìn toàn diện về quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng đầu tư, giúp tạo ra các chiến lược và quyết định có tính bền vững và phản ánh những giá trị và quan điểm của cả doanh nghiệp và cổ đông.
No votes yet.
Please wait...
097.110.6895
097.110.6895